Thế giới

Hoạt động sản xuất của châu Á chậm lại trong tháng 3/2022

ClockThứ Sáu, 01/04/2022 16:22
TTH.VN - Theo nguồn tin từ Hãng Thông tấn Reuters ngày hôm nay (1/4), đa số các nhà máy ở khu vực châu Á đã chứng kiến hoạt động chậm lại trong tháng 3 vừa qua, khi nhu cầu của Trung Quốc sụt giảm và chi phí nguyên liệu thô tăng cao.

Gián đoạn nguồn cung do dịch, hoạt động của các nhà máy trên toàn cầu giảmHoạt động của các nhà máy châu Á giảm mạnh

Container hàng hóa tại một cảng biển ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong khi Nhật Bản được hưởng lợi từ sự sụt giảm về số ca nhiễm COVID-19, thì chi phí nhiên liệu và ngũ cốc tăng vọt đã làm mờ triển vọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng.

Vào tháng 3, hoạt động nhà máy của Trung Quốc đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong 2 năm, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của khu vực tư nhân được công bố ngày 1/4 cho thấy, khi ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Ukraine và sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm COVID-19 trong nước đã gây ra ảnh hưởng đến nhu cầu trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, hoạt động nhà máy của Hàn Quốc cũng đã chậm lại trong cùng kỳ. Các đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2020, khi các công ty bị ảnh hưởng từ sự gia tăng của giá cả đầu vào đối với các mặt hàng từ dầu mỏ, kim loại, cho đến chất bán dẫn.

Trong khi đó, Nhật Bản trong tháng 3 đã chứng kiến ​​hoạt động sản xuất tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với một tháng trước đó, khi nhu cầu trong nước mở rộng do tác động từ đại dịch COVID-19 được giảm bớt. Tuy nhiên, các đơn đặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản đã sụt giảm do nhu cầu bên ngoài bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch ở Trung Quốc, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng do cuộc khủng hoảng Ukraine.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top