Thế giới

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về AI tập trung vào vấn đề sử dụng AI trong quân sự

ClockThứ Ba, 10/09/2024 06:08
TTH - Ngày 9/9, hội nghị thượng đỉnh về sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có trách nhiệm trong lĩnh vực quân sự (còn được gọi là REAIM 2024) đã khai mạc tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc), kéo dài trong 2 ngày với sự tham dự của đại diện từ hơn 90 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc.

AI có thể giúp giải quyết thách thức về dữ liệu ESG trong đầu tư bền vững“Cái nôi” của đổi mới sáng tạo công nghệ nông nghiệp do AI thúc đẩy

 Trí tuệ nhân tạo đang trở thành một loại vũ khí lợi hại mà nhiều quốc gia theo đuổi. Ảnh: Linkedln

Sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên về chủ đề này được tổ chức tại Hà Lan vào năm ngoái, REAIM 2024 sẽ tiếp tục nâng cao hiểu biết và nhận thức chính trị về các vấn đề xung quanh việc ứng dụng AI trong lĩnh vực quân sự và sẽ xây dựng các cấu trúc để đảm bảo AI được quân đội trên toàn cầu sử dụng một cách có trách nhiệm.

Có thể nói, AI đang làm thay đổi mọi khía cạnh của cuộc sống con người với tốc độ đáng kinh ngạc. Để đảm bảo công nghệ này được sử dụng một cách có trách nhiệm là một cuộc đua đầy thách thức với thời gian, đặc biệt là việc ứng dụng AI trong quân sự.

“Khi AI được áp dụng vào lĩnh vực quân sự, khả năng hoạt động của quân đội được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nó giống như một con dao hai lưỡi, vì nó có thể gây ra thiệt hại do lạm dụng”, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc hội nghị. Do đó, điều quan trọng là phải ủng hộ việc áp dụng AI trong quân sự một cách có trách nhiệm theo luật pháp quốc tế.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-yul, các cuộc thảo luận sẽ bao gồm các lĩnh vực như đánh giá pháp lý để đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế và các cơ chế ngăn chặn vũ khí tự động đưa ra những quyết định sống còn mà không có sự giám sát phù hợp của con người.

REAIM 2024 hy vọng sẽ thống nhất được một kế hoạch hành động, thiết lập mức độ tối thiểu của các rào cản đối với AI trong quân sự và đề xuất các nguyên tắc về việc sử dụng AI có trách nhiệm.

Theo Reuters, hiện chưa rõ có bao nhiêu quốc gia tham dự hội nghị tán thành văn kiện sẽ được đưa ra ngày 10/9 – là một kế hoạch chi tiết nhằm thiết lập ranh giới về việc ứng dụng AI trong quân sự. Tuy nhiên, có khả năng văn kiện này vẫn thiếu các cam kết pháp lý.

Bên cạnh hội nghị REAIM, các quốc gia Liên hợp quốc tham gia Công ước về một số loại vũ khí thông thường (CCW) năm 1983 cũng đang thảo luận về các hạn chế đối với hệ thống vũ khí tự động gây chết người, nhằm tuân thủ luật nhân đạo quốc tế.

Năm ngoái, Chính phủ Mỹ cũng đưa ra tuyên bố về việc sử dụng AI có trách nhiệm trong quân sự, bao gồm ứng dụng AI rộng hơn trong lĩnh vực này, ngoài vũ khí. Tính đến tháng 8, tuyên bố này đã được 55 quốc gia đã thông qua.

Được biết, khoảng 2.000 người trên toàn cầu đã đăng ký tham gia hội nghị REAIM 2024, bao gồm đại diện từ các tổ chức quốc tế, học viện và khu vực tư nhân, để tham dự các cuộc thảo luận về các chủ đề như bảo vệ dân thường và sử dụng AI trong việc kiểm soát vũ khí hạt nhân. Theo các phân tích, với REAIM 2024, cộng đồng quốc tế có thêm một cơ hội để đảm bảo rằng, sức mạnh cách mạng của AI được sử dụng một cách có trách nhiệm và vì lợi ích của an ninh và ổn định toàn cầu.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Straitstimes & Yonhap)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC) 2024, một sự kiện hàng đầu của ngành dầu khí đang được tổ chức từ ngày 4 - 7/11 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Năm nay, ADIPEC nêu bật các chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững
AI “làm tăng tốc cuộc khủng hoảng khí hậu”

Trong sứ mệnh nâng cao nhận thức về tác động của công nghệ mới đối với môi trường, nhà nghiên cứu Sasha Luccioni mới đây cảnh báo rằng, trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI tạo sinh - một dạng AI có thể tạo ra nhiều loại nội dung và ý tưởng khác nhau) sử dụng nhiều năng lượng gấp 30 lần so với công cụ tìm kiếm thông thường.

AI “làm tăng tốc cuộc khủng hoảng khí hậu”
Lãnh đạo lập pháp G7 nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo

Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh vừa bế mạc vào cuối tuần qua ở Italy, các đại diện từ Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó nhấn mạnh các cơ quan lập pháp có vị trí quan trọng trong việc định hướng phát triển AI và đảm bảo an ninh mạng trong tương lai.

Lãnh đạo lập pháp G7 nhất trí tiếp tục quản lý trí tuệ nhân tạo
Return to top