Thế giới

Hơn 60% châu Á vẫn đóng cửa với khách du lịch, so với 17% châu Âu

ClockThứ Hai, 21/09/2020 20:46
TTH - Tạp chí Nikkei Asian Review ngày 21/9 dẫn nguồn tin từ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho hay, tính đến ngày 1/9, 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ở mức 61%, vẫn hoàn toàn đóng cửa với khách du lịch nước ngoài.

Để phục hồi ngành du lịch châu Á-Thái Bình DươngDu lịch Châu Á cần “khác” khi phục hồi từ đại dịch

Một sân bay quốc tế tại Hàn Quốc vắng khách trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Con số này vượt xa con số 17% các điểm đến ở khu vực châu Âu, vượt 41% ở châu Mỹ và 51% tại châu Phi. Trên toàn cầu, 43% trong số 215 điểm đến được khảo sát đang đóng cửa biên giới với khách du lịch. Trong số 27 điểm đến đóng cửa hoàn toàn trong hơn 30 tuần, 19 điểm đến được báo cáo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nhiều quốc gia châu Âu đã nối lại hoạt động du lịch xuyên biên giới trong khu vực vào khoảng tháng 6, trước khi dần cho phép du khách từ các quốc gia không thuộc châu Âu nhập cảnh. Trong khi đó, các quốc gia châu Á vẫn đóng cửa hoàn toàn bao gồm các thị trường du lịch hàng đầu, những nơi đang báo cáo số lượng ca nhiễm COVID-19 hàng ngày tương đối thấp, là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, và Việt Nam.

Trong một bài phỏng vấn với Nikkei Asian Review, Bộ trưởng Du lịch Malaysia, bà Nancy Shukri nói rằng, Malaysia, một trong những quốc gia đầu tiên đóng cửa biên giới, có thể sẽ đóng cửa với khách du lịch quốc tế cho đến quý II năm sau. Bên cạnh đó, ông Brendan Sobie, một nhà phân tích hàng không độc lập nhận định, trong một số trường hợp, các Chính phủ có thể dựa vào khách du lịch trong nước để cải thiện tình hình, giảm bớt sự khẩn cấp trong việc mở cửa trở lại. Hiện tại, một số quốc gia đang ưu tiên tập trung vào du lịch nội địa và du lịch hàng không nội địa. Đáng chú ý, các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn, chẳng hạn như Ấn Độ, Indonesia, và Philippines phải đối mặt với những trở ngại cao hơn trong việc mở cửa trở lại.

Một trong những mối quan ngại lớn nhất là ngay cả những nơi tỷ lệ lây nhiễm thấp, du lịch có thể dẫn đến sự tái bùng phát, có thể đè nặng lên các hệ thống y tế yếu hơn. Trong đó, UNWTO nhấn mạnh “tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng y tế và vệ sinh đối với việc nới lỏng các hạn chế đi lại”; đồng thời lưu ý rằng, hầu hết các điểm đến đã nới lỏng các biện pháp đều có tiêu chuẩn y tế cao. Những lo ngại của khách du lịch về dịch bệnh, các hạn chế ở những quốc gia khởi hành, sự không chắc chắn về các quy định khác nhau, và gánh nặng về thời gian cách ly là tất cả các rào cản. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng, có thể tái khởi động du lịch giải trí, thúc giục các Chính phủ thiết lập những biện pháp bảo vệ cần thiết để mở lại biên giới.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei Asian Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế

Du lịch Huế đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc khi không ít khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây chọn những điểm đến khác mà không phải là Huế. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện sản phẩm du lịch, Huế đang chú ý hơn khâu kết nối, quảng bá để hút khách lên thành phố Huế.

Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế
80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025
Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Return to top