Thế giới

Hơn 80% số trẻ em tại Nam Phi không đọc hiểu thành thạo trước 10 tuổi

ClockThứ Tư, 17/05/2023 18:09
Ngày 16/5, Hiệp hội quốc tế đánh giá thành tựu giáo dục (IEA) cho biết có đến 80% số học sinh tại Nam Phi không thể đọc hiểu thành thạo cho đến khi 10 tuổi.

Singapore và Nam Phi ký thoả thuận hợp tác về công nghệ thông tin Thị trường trị liệu béo phì toàn cầu có thể trị giá 100 tỷ USD vào năm 2030Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp đặc biệt của Quốc hội CubaBáo Thái Lan: Sầu riêng Việt có lợi thế vào thị trường Trung Quốc hơn sầu riêng TháiHội nghị Mùa xuân của IMF - WB sẽ diễn ra giữa bối cảnh kinh tế phức tạp

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa. Nguồn: AFP/TTXVN

Trong Báo cáo nghiên cứu tiến độ đọc hiểu quốc tế (PIRLS), IEA đã khảo sát năng lực đọc hiểu của hơn 400.000 học sinh tại 57 quốc gia trên toàn cầu.

Đứng đầu là Singapore với 587 điểm so với 500 điểm trung bình quốc tế, trong khi Nam Phi xếp hạng cuối cùng với 288 điểm dưới trung bình. Trong đó, hơn 81% số trẻ em độ tuổi 8-9 theo học lớp 4 tại Nam Phi gặp khó khăn trong việc đọc hiểu. Tỷ lệ thiếu niên không biết đọc tại quốc gia này cũng tăng từ 78% trong năm 2016 lên 81% trong năm 2021.

Phát biểu tại một hội nghị giáo dục ở thành phố Pretoria, Bộ trưởng Giáo dục Nam Phi Angie Motshekga cho biết “kết quả trên phản ánh điểm số đọc hiểu đáng thất vọng tại quốc gia này.” 

Bà đánh giá nhiều trường tiểu học tại Nam Phi đang “quá tập trung rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh mà bỏ qua kỹ năng đọc hiểu văn bản,” đồng thời cho rằng đại dịch COVID-19 là nguyên nhân cản trở các dự án nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của chính phủ. Trước đó, Nam Phi đã phải đóng cửa trường học trong khoảng 1 năm nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Cùng với Maroc và Ai Cập, Nam Phi là 1 trong 3 quốc gia châu Phi duy nhất tham gia PIRLS nhằm theo dõi xu hướng đọc hiểu trên toàn cầu. Tuy nhiên, tình trạng đọc hiểu tại Nam Phi không mấy cải thiện bất chấp khoản chi ngân sách khổng lồ cho giáo dục.

Nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ trình trạng phân biệt chủng tộc tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, cũng như thiếu tài liệu học tập và cơ sở hạ tầng thiết yếu, bao gồm nhà vệ sinh tại nhiều trường học trên cả nước.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Return to top