Thế giới

Thị trường trị liệu béo phì toàn cầu có thể trị giá 100 tỷ USD vào năm 2030

ClockThứ Bảy, 29/04/2023 08:07
TTH.VN - Theo ngân hàng Barclays, ngành công nghiệp thuốc giảm cân đang phát triển, thu hút các nhà đầu tư với cam kết chống lại vấn nạn béo phì toàn cầu, có thể trị giá lên đến 200 tỷ USD trong thập kỷ tới.

WHO cảnh báo "dịch" béo phì đang ngày càng trầm trọng ở châu ÂuAnh công bố kế hoạch cấm quảng cáo đồ ăn vặt trực tuyếnĐối phó với tình trạng béo phì gia tăng ở trẻ em trong ASEANWHO: 1/3 các nước nghèo phải đối mặt với thiếu dinh dưỡng và béo phìThực trạng trẻ suy dinh dưỡng và béo phì đáng báo động ở Việt Nam

leftcenterrightdel
Béo phì đang là vấn nạn của các nước trên toàn thế giới. Ảnh minh hoạ: Medicalnewstoday/TTXVN/Vietnam+ 

Gọi béo phì là “câu chuyện của thập kỷ này”, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vốn chủ sở hữu dược phẩm châu Âu của Barclays Emily Field cho biết, dựa trên phản hồi của nhà đầu tư, ước tính định giá trước đây của ngân hàng có thể đã quá thận trọng. Cụ thể, trong một ghi chú được công bố vào tuần trước, Barclays cho rằng thị trường trị liệu béo phì toàn cầu có thể trị giá lên đến 100 tỷ USD vào khoảng năm 2030. Tuy nhiên mới đây, ước tính này đã được nâng lên.

Ung thư và miễn dịch có thể là câu chuyện của thập kỷ trước. Béo phì là câu chuyện của thập kỷ này. Các chuyên gia cho rằng thậm chí thị trường này có thể gấp đôi con số 100 tỷ nếu tình hình béo phì vẫn tiếp tục xu hướng tăng lên như hiện nay.

Thuốc giảm cân đã trở thành một chủ đề nóng khi các cơ quan y tế công cộng và các công ty dược phẩm tìm kiếm giải pháp cho “đại dịch” béo phì đang gia tăng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ béo phì toàn cầu gần như tăng gấp ba so với 10 năm trước. Hiện ước tính có 1 tỷ người mắc bệnh béo phì lâm sàng, trong đó có khoảng 650 triệu bệnh nhân là người trưởng thành, 340 triệu người là thanh thiếu niên và 39 triệu trẻ em mắc cùng một vấn đề về cân nặng.

Nhà sản xuất dược phẩm Novo Nordisk và Eli Lily nằm trong số những đơn vị thu hút được sự chú ý với khả năng cung cấp điều trị béo phì bằng thuốc giảm cân như Wegovy, Ozempic, và Mounjaro.

Mới đây, Eli Lily thông tin rằng, nhà sản xuất này sẽ nộp đơn xin phê duyệt theo quy định đối với thuốc Mounjaro sau một thử nghiệm lớn với kết quả cho thấy những người thừa cân mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã giảm gần 16% trọng lượng cơ thể khi sử dụng loại thuốc này.

Thuốc béo phì hoạt động như thế nào?

Các loại thuốc này được sử dụng qua đường tiêm, dựa trên một thành phần hoạt chất gọi là semaglutide thuộc nhóm thuốc gọi là chất chủ vận thụ thể GLP-1 (peptide giống glucagon 1)

Ban đầu được phát triển đề điều trị bệnh tiểu đường, chúng hoạt động bằng cách bằng chước một loại hormone tự nhiên trong ruột giúp điều chỉnh sự thèm ăn trong não, cuối cùng dẫn đến giảm cân.

Kết quả ấn tượng đã được quảng cáo là một giải pháp “thần kì” để giải quyết vấn đề cân nặng, với các ngôi sao Hollywood và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội nằm trong số những người đã quảng cáo về lợi ích của loại thuốc này.

Nhưng loại thuốc này cũng đã gây tranh cãi, nhất là sau khi các nhà sản xuất thuốc thừa nhận rằng bệnh nhân có thể tăng cân trở lại sau khi họ ngưng dùng thuốc.

Trong khi đó, những người khác đã đặt câu hỏi rằng liệu những loại thuốc này có thành công trong việc giải quyết những vấn đề sức khoẻ lâu dài mà người mắc bệnh béo phì gặp phải hay không.

Một bài Test cho ngành công nghiệp

Dự kiến vào mùa hè năm nay sẽ diễn ra một nghiên cứu giúp phát hiện ra những tác động và lợi ích về tim mạch của các loại thuốc này. Từ đó, ứng dụng của thuốc có thể được mở rộng hơn. Nếu có kết quả tích cực, thậm chí có thể mang đến nhiều lợi ích hơn cho thị trường.

Việc giảm cân khi dùng Wegovy có giúp những người có nguy cơ cao không bị đau tim hoặc đột quỵ không? Đó là những gì nghiên cứu đang tìm hiểu.

Ở một khảo sát có liên quan, nhà phân tích dược phẩm của Citi là Pete Verduit chia sẻ với CNBC rằng ngành công nghiệp chống béo phì có thể trị giá đến 50 tỷ USD vào năm 2030 “nếu không đưa ra các giả định vô lý”. Morgan Stanley cũng đã đưa ra định giá tương tự cho ngành này ở mức 54 tỷ USD vào năm 2030, trong một báo cáo nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm ngoái. Hiện vẫn phải xem tương lai của ngành công nghiệp sẽ như thế nào để có những dự đoán chính xác hơn cho ngành này trong tương lai, giới chuyên gia khẳng định.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chi tiêu CNTT toàn cầu sẽ tăng lên gần 5,3 nghìn tỷ USD trong năm nay

Tờ The Edge Malaysia ngày 17/7 trích dẫn dự báo mới nhất của Gartner Inc., công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới cho hay, chi tiêu cho công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu được dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5,26 nghìn tỷ USD vào năm 2024, tương đương với mức tăng 7,5% so với năm 2023.

Chi tiêu CNTT toàn cầu sẽ tăng lên gần 5,3 nghìn tỷ USD trong năm nay
Sản xuất ở châu Á mở rộng trong tháng 6 nhờ nhu cầu toàn cầu vững chắc

Các cuộc khảo sát vừa công bố ngày 1/7 cho thấy, hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở châu Á đã mở rộng trong tháng 6 nhờ đà tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế toàn cầu và triển vọng sáng sủa về sản lượng chất bán dẫn. Kết quả này mang đến cho các nhà hoạch định chính sách một số hy vọng rằng khu vực có thể vượt qua những tác động từ sự suy yếu nhu cầu của Trung Quốc.

Sản xuất ở châu Á mở rộng trong tháng 6 nhờ nhu cầu toàn cầu vững chắc
UNHCR: Số người phải di dời trên toàn cầu đạt mức cao mới

Theo Báo cáo Xu hướng Toàn cầu năm 2024 của cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) vừa công bố ngày 13/6, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để di dời trên thế giới trong năm nay và năm ngoái đã lên đến mức cao mới trong lịch sử.

UNHCR Số người phải di dời trên toàn cầu đạt mức cao mới
Return to top