Thế giới
ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC KHÓA 77:

Hợp tác để giải quyết những thách thức chung

ClockThứ Năm, 15/09/2022 08:54
TTH - Trong phiên khai mạc Khóa họp lần thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ), Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres vừa lên tiếng kêu gọi sự đoàn kết và hợp tác, nhằm giải quyết những thách thức chung trong một "thế giới đang gặp nguy hiểm". Được biết, sự kiện này đang được tổ chức tại thành phố New York, Mỹ từ ngày 13-27/9 (giờ địa phương).

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thăm Pakistan thúc đẩy viện trợ cho hàng triệu người bị lũ lụtMỹ, Nhật Bản dự kiến ​​tổ chức hội nghị thượng đỉnh trong tháng 9Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ASEAN tại trụ sở Liên Hiệp quốc tại Vienna

Một cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại thành phố New York, Mỹ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trích dẫn những thách thức như các cuộc xung đột, biến đổi khí hậu, nghèo đói, bất bình đẳng, chia rẽ…, ông Antonio Guterres cho rằng: “Chúng ta đang đối mặt với một thế giới đang gặp nguy hiểm trong nỗ lực nhằm thúc đẩy hòa bình, nhân quyền và phát triển bền vững. Giải quyết những thách thức chung sẽ đòi hỏi sự đoàn kết liên tục".

Cũng tại phiên khai mạc, Tân Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77 Csaba Korosi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đối phó với những thách thức cấp bách nhất của nhân loại, bằng cách cùng nhau hợp tác và xây dựng những "cây cầu" giúp vượt qua những chia rẽ sâu sắc.

Bên cạnh đó, ông Csaba Korosi cũng cảnh báo, những cuộc xung đột sẽ trở nên tồi tệ hơn, khi hành tinh nóng lên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm hơn. Cuộc khủng hoảng nước sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất tiếp theo. Những tuần gần đây, ​​nhiệt độ đã chứng kiến các mức lập kỷ lục, cháy rừng hoành hành và lũ lụt nghiêm trọng. Ngoài ra, mặc dù đang ở giai đoạn "dễ kiểm soát hơn", đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục gây ra những tác động trên quy mô toàn cầu, cùng với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng, giá năng lượng leo thang, lạm phát kỷ lục và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo tân Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, cách duy nhất để đạt được những kết quả tốt hơn là chuyển đổi. Trong đó, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Khuôn khổ Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, và Chương trình Nghị sự chung của LHQ, tất cả sẽ dẫn dắt thế giới đi đúng hướng.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ AFP & UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

Lần đầu tiên, Diễn đàn Đất và Nước quốc tế được tổ chức từ ngày 9 - 11/12 tại Bangkok (Thái Lan), vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu trong việc quản lý tình trạng khan hiếm nước và đảo ngược tình trạng suy thoái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe môi trường toàn cầu.

Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất
Return to top