Thế giới

Hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN góp phần phát triển, thịnh vượng trong khu vực

ClockThứ Sáu, 30/09/2022 21:36
TTH.VN - Các quan chức và chuyên gia Campuchia nhận định, hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho tất cả mọi người, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng chung trong khu vực.

RCEP đặt nền tảng cho thương mại đôi bên cùng có lợiThanh toán bằng nhân dân tệ giữa Trung Quốc - ASEAN tăng gần 20 lần trong một thập kỷHàn Quốc chính thức khai trương Không gian ASEAN trên đảo JejuNâng cao vai trò trung tâm của ASEAN trước các vấn đề toàn cầuKỳ vọng về quan hệ hợp tác khu vực Đông Á lên tầm cao mới

ASEAN và Trung Quốc là đối tác thân thiết của nhau, cùng nhau hợp tác cùng có lợi. Ảnh minh họa: congthuong.vn/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Được biết, Trung Quốc và ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhau vào năm 2020.

Thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 544,9 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2022, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đầu tư 2 chiều lũy kế vượt 340 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Campuchia kiêm phát ngôn viên Campuchia Penn Sovicheat trả lời phóng viên báo Tân Hoa Xã trong một cuộc phỏng vấn rằng, hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN phát triển rất chặt chẽ là nhờ Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA).

Ông cho biết: “Trung Quốc là một đối tác rất thân thiết của ASEAN và là một thị trường lớn”.

CAFTA đã tạo ra một thị trường khổng lồ với tổng dân số hơn 2 tỷ người và đã loại bỏ hầu hết các loại thuế quan giữa 2 bên. Tất cả các nước đều có lợi từ thị trường Trung Quốc, bởi nước này có sức mua mạnh mẽ.

Được biết, Trung Quốc là nhà cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy trên toàn thế giới, đồng thời nếu không có nguyên liệu từ Trung Quốc, có khả năng các nhà máy sẽ gặp khó khăn trong sản xuất.

Trong một ý kiến có liên quan, Thong Mengdavid, một nhà nghiên cứu Viện Tầm nhìn châu Á có trụ sở tại Phnom Penh nhận định, hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN đang mạnh mẽ lên trong bối cảnh chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.

“Có nhiều lý do góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và ASEAN, trong đó bao gồm sự ủng hộ lẫn nhau giữa Trung Quốc và ASEAN trong kỷ nguyên đại dịch COVID-19, thực hiện nghiêm chỉnh tôn chỉ tôn trọng các bên cùng có lợi, thúc đẩy vững chắc các chương trình nghị sự tự do hóa thương mại và đầu tư với tư cách là CAFTA, Hiệp đinh Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hợp tác Mekong – Lan Thương”, nhà nghiên cứu Thong Mengdavid cho biết.

Joseph Matthews, giáo sư cấp cao tại Đại học Quốc tế BELTEI ở Phnom Penh cho biết, Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong hơn một thập kỷ. Do đó, tương lai kinh tế ASEAN được kết nối với triển vọng và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Quan hệ Trung Quốc – ASEAN đã mang lại sự phát triển về kinh tế, xã hội, công nghệ và cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Các sáng kiến của Trung Quốc về phát triển toàn cầu, kết nối và xóa đói giảm nghèo... đã góp phần trực tiếp vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội và cải thiện sinh kế của người dân ở ASEAN. Cũng theo giáo sư, cả Trung Quốc và ASEAN đều có chung sự phát triển, thúc đẩy hợp tác đôi bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, chủ nghĩa đa phương, sự cởi mở và sự toàn diện, cũng như giá trị chung của hòa bình và ổn định.

Hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa Trung Quốc và ASEAN không chỉ mang lại hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và toàn diện, cũng như thịnh vượng cho cả đôi bên, mà còn cho cả khu vực và thế giới.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Return to top