Thế giới

RCEP đặt nền tảng cho thương mại đôi bên cùng có lợi

ClockThứ Sáu, 23/09/2022 14:01
TTH.VN - Trước và sau khi được thành lập, hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã đối diện với nhiều ý kiến trái chiều.

RCEP đóng vai trò quan trọng vào chiến lược phục hồi của khu vựcTrung Quốc và ASEAN hưởng nhiều lợi ích từ RCEPRCEP - Ví dụ điển hình cho hệ thống thương mại cởi mở, toàn diện và dựa trên quy tắcQuan hệ thân thiện gắn kết Trung Quốc – ASEAN là nền tảng cho tương lai thịnh vượngCác hiệp định RCEP, FTA mang lại nhiều lợi ích cho Campuchia

RCEP đặt nền tảng cho thương mại đôi bên cùng có lợi. Ảnh minh họa: Báo Công thương

Tuy nhiên vượt qua nhiều khó khăn, kể từ năm 2012, khi đề xuất thành RCEP được đưa ra, Trung Quốc và ASEAN đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy thương mại hai chiều. Cuối cùng hai nước đã hoàn tất hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, đảm bảo nó có hiệu lực vào ngày 1/1/2022. Trong đó, RCEP có 15 quốc gia tham gia ký kết bao gồm 10 nước thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Austrailia và New Zealand. Các nước đã cam kết phát triển hơn nữa thương mại, tăng cường đầu tư, và theo đuổi tiến trình phát triển chung.

RCEP mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích, bao gồm phạm vi tăng cường thương mại và đầu tư phong phú, nguồn lao động lớn hơn, nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn, cùng với đó là thị trường 700 triệu dân và cơ hội liên kết với các khu vực khác, đơn cử như Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu thông qua ASEAN.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, từ tháng 1 đến tháng 8, thương mại Trung Quốc – ASEAN đã đạt 4,09 nghìn tỷ NDT (tương đương với 586,1 tỷ USD), tăng 14% so với cùng kỳ 2021, chiếm 15% tổng thương mại nước ngoài của Trung Quốc. Quan trọng hơn, ASEAN đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, một phần là nhờ vào hiệp định RCEP.

Cùng lúc đó, hiệp định RCEP cũng mang lại cho khối khu vực ASEAN nhiều lợi ích, bao gồm cơ hội lớn hơn để tiếp cận thị trường Trung Quốc gồm 1,4 tỷ dân, cơ hội đầu tư và thương mại cao hơn, yếu tố giúp tạo thêm công ăn việc làm và giúp các nền kinh tế ASEAN đẩy nhanh việc nâng cấp ngành công nghiệp.

Hiệp định RCEP cũng tạo nên một hệ thống thị trường chung bằng cách loại bỏ nhiều hạn chế hải quan, dỡ bỏ nhiều rào cản thương mại xuất nhập khẩu và đảm bảo cải thiện khả năng tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp. Một thị trường tự do được tạo ra khi 90% hàng hóa được giao dịch giữa các quốc gia được miễn thuế và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như nguồn nhân lực được khai thác tốt hơn.

Tiềm năng của hiệp định RCEP là không giới hạn vì triết lý đôi bên cùng có lợi và cách nó xử lý các diễn biến thị trường.

Dự kiến thành công của RCEP sẽ giành được sự ủng hộ của toàn thế giới, bao gồm cả người dân Bắc Mỹ và Tây Âu.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top