Thế giới

IATA lo ngại về mục tiêu giảm khí thải carbon trong ngành hàng không

ClockThứ Năm, 06/06/2024 06:18
TTH - Hãng Thông tấn The Straits Times ngày 5/6 dẫn nguồn tin từ Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho biết, mục tiêu giảm 5% lượng khí thải carbon trong ngành hàng không quốc tế vào năm 2030 có thể không đạt được trên cơ sở toàn cầu, một phần do việc sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững không đồng đều.

Tổng thống Mỹ công bố thêm quỹ chống biến đổi khí hậuASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tếTrung Quốc: Lượng khí thải CO2 sẽ giảm nhờ bùng nổ năng lượng sạch

 Các máy bay đậu tại sân bay quốc tế Miami, tiểu bang Florida, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, Tổng Giám đốc IATA, ông Willie Walsh nhận định: “Mục tiêu sản xuất 5% nhiên liệu hàng không bền vững vào năm 2030 là cực kỳ tham vọng. Khi chúng tôi xem xét nhiên liệu hàng không bền vững đang được sản xuất và nhiên liệu hàng không bền vững có khả năng được giao từ nay cho đến năm 2030, chúng tôi lo ngại mục tiêu 5% không thể đạt được trên cơ sở toàn cầu”.

“Chúng tôi nhìn thấy việc sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững, và các khoản đầu tư vào sản xuất loại nhiên liệu này ở một số nơi trên thế giới, nhưng không có ở Mỹ Latinh”, ông Willie Walsh nói thêm.

Qua đó, Tổng Giám đốc IATA kêu gọi sự hợp tác để đạt được mục tiêu dài hạn về lượng phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, và các chính phủ cần đóng vai trò của họ.

Được biết, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đang đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 cho ngành hàng không vào năm 2050, và giảm 5% lượng khí thải carbon vào năm 2030 bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn.

Trong một động thái liên quan, Cơ quan Hàng không dân dụng Singapore (CAAS) vừa tuyên bố sẽ hợp tác với IATA để xây dựng một cơ quan đăng ký nhiên liệu hàng không bền vững được công nhận trên toàn cầu, trong đó sẽ giúp đẩy nhanh việc áp dụng các loại nhiên liệu thay thế ở Singapore.

Theo CAAS, nền tảng này dự kiến được ra mắt vào quý I/2025, với các nhiệm vụ theo dõi, ghi lại và tính toán mức giảm phát thải từ việc sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững. Nền tảng này sẽ được phát triển với một hệ thống báo cáo và kế toán có thể tương tác, đồng thời sẽ phù hợp với các tiêu chuẩn bền vững được quốc tế công nhận, chẳng hạn như Chương trình giảm thiểu và bù đắp carbon cho hàng không quốc tế (CORSIA) do ICAO phát triển.

“Nền tảng sẽ cho phép CAAS tính toán chính xác về các loại và số lượng nhiên liệu hàng không bền vững đã mua, tạo tín dụng nhiên liệu hàng không bền vững và phân bổ những khoản tín dụng này cho các hãng hàng không, theo mục tiêu nhiên liệu hàng không bền vững và cho các doanh nghiệp, tổ chức dựa trên lượng nhiên liệu hàng không bền vững được mua tự nguyện”, CAAS cho biết thêm.

Sự hợp tác của CAAS với IATA về cơ quan đăng ký nói trên là một trong những sáng kiến theo biên bản ghi nhớ đã được hai bên ký kết hồi đầu năm nay. Biên bản ghi nhớ này nhằm tăng cường hợp tác để hỗ trợ sự phát triển của ngành hàng không ở Singapore và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ The Straits Times & The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Return to top