Thế giới

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

ClockThứ Ba, 05/03/2024 11:03
TTH.VN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

Australia sẽ thành lập cơ quan tư vấn giải quyết rủi ro của AIThủ tướng Australia công bố loạt hỗ trợ cho Việt Nam, mong nâng tầm quan hệViệt Nam trong top 10 điểm đến ưa thích nhất của du khách Australia

Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia được tổ chức tại Melbourne, Australia từ ngày 4 - 6/3. Ảnh minh họa: nhandan.vn 

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo dự kiến được tổ chức vào ngày 6/3, các quan chức cấp cao và đại diện các doanh nghiệp đã nhóm họp trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia đang diễn ra từ ngày 4 - 6/3 tại Melbourne, Australia.

Đây là lần đầu tiên Australia và ASEAN tổ chức hội nghị cấp cao đặc biệt kể từ năm 2018. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh chính phủ của Thủ tướng Australia Anthony Albanese đang thúc đẩy hợp tác với khu vực Đông Nam Á theo chính sách "ASEAN đóng vai trò trung tâm".

Đối với ASEAN, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của Australia là điểm thu hút chính. Thái Lan và Indonesia đều đang định vị ngành công nghiệp xe điện là trụ cột trong chiến lược tăng trưởng kinh tế, nhưng kim loại cần thiết để sản xuất pin xe điện lại tập trung ở một số ít quốc gia ở châu Á và Nam Mỹ.

Bên cạnh đó, một số thành viên ASEAN cũng đang thảo luận về việc áp dụng năng lượng hạt nhân. Australia là nước sản xuất uranium lớn thứ tư thế giới, mang lại nguồn cung tiềm năng cho những nước thành viên ASEAN này.

“Khi sự thúc đẩy quá trình khử carbon khiến việc sử dụng than trở nên khó khăn, câu hỏi đặt ra ở Đông Nam Á là liệu khu vực này có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng chỉ bằng năng lượng tái tạo hay không”, ông Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho biết.

Cũng theo nhà kinh tế này, tại khu vực Đông Nam Á, năng lượng hạt nhân ngày càng được coi là một giải pháp đầy hứa hẹn giúp cân bằng nhu cầu giảm lượng carbon với tăng trưởng kinh tế.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Return to top