Thế giới
Hội nghị cấp cao Diễn đàn các nền kinh tế lớn về năng lượng và khí hậu:

Tổng thống Mỹ công bố thêm quỹ chống biến đổi khí hậu

ClockThứ Sáu, 21/04/2023 16:15
TTH.VN - Hãng Thông tấn Reuters ngày 21/4 đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tăng cường tham vọng cắt giảm khí thải carbon, đồng thời đoàn kết với cam kết tạo ra một nửa số phương tiện hạng nhẹ được bán ra trong năm 2030 là những mẫu xe không phát thải.

Tái cấu trúc tài chính toàn cầu để giúp các quốc gia đối phó với biến đổi khí hậuĐề cao vai trò phụ nữ trong bối cảnh biến đối khí hậu Giải pháp “xanh” là chìa khóa chống biến đổi khí hậu

leftcenterrightdel
 Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một bài phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao Diễn đàn các nền kinh tế lớn về năng lượng và khí hậu được tổ chức theo hình thức trực tuyến, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết: “Ngày nay, chúng ta cần phải làm nhiều hơn là việc nhận ra những thách thức về khí hậu mà chúng ta đang đối mặt… Đối với tôi, có vẻ như chúng ta cần phải tự tái cam kết hành động khi vẫn còn thời gian”. Đây là sự kiện quy tụ một số trong những quốc gia phát thải hàng đầu thế giới, chẳng hạn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Saudi Arabia.

Theo đó, Tổng thống Joe Biden đã cam kết 1 tỷ USD cho Quỹ Khí hậu Xanh của Liên Hiệp Quốc, và công bố kế hoạch yêu cầu 500 triệu USD trong vòng 5 năm, nhằm củng cố cam kết chấm dứt nạn phá rừng ở Amazon.

Đáng chú ý, hội nghị cấp cao nói trên được tổ chức ngay trước thềm Ngày Trái đất (22/4), và khoảng 7 tháng trước khi diễn ra một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quan trọng của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm đánh giá tiến bộ của thế giới trong việc cắt giảm ô nhiễm khí nhà kính.

Trong một động thái liên quan, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 20/4 vừa qua đã công bố một báo cáo mới, trong đó nhấn mạnh tính cấp bách của hành động, bằng cách phác thảo các bước đi cần thiết để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Được biết, Diễn đàn các nền kinh tế lớn (MEF) bao gồm các quốc gia và tổ chức là: Argentina, Australia, Canada, Chile, Trung Quốc, Ai Cập, Ủy ban châu Âu (EC), Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nigeria, Na Uy, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Vương quốc Anh, và Việt Nam.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Bloomberg & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top