Thế giới

IATA: Việc đi lại ở châu Á vẫn bị ảnh hưởng bởi các hạn chế vì COVID-19

ClockThứ Sáu, 18/03/2022 19:23
TTH.VN - Trong một thông cáo ngày 17/3, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết việc đi lại ở châu Á vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hạn chế của đại dịch COVID-19.

Châu Á: Du lịch hàng không có thể mất 3 năm để phục hồi từ COVID-19IATA: sân bay châu Á tụt hậu trong dịch vụ tự phục vụ

Ngày càng nhiều thị trường mở cửa cho khách du lịch đã tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh hoạ: Congthuong

IATA nêu rõ rằng trong khi lưu lượng đi lại quốc tế ở Bắc Mỹ và châu Âu trong năm ngoái đã phục hồi lên mức chỉ còn thấp hơn mức cao nhất của năm 2019 khoảng 42%, thì lưu lượng đi lại ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn ở mức -88% so với mức đỉnh.

Tuy nhiên, khu vực này cũng đã đạt được một số tiến bộ, với Ấn Độ và Malaysia nằm trong số các quốc gia gần đây đã tuyên bố nới lỏng các biện pháp hạn chế, hiệp hội vận tải cho biết.

Một cuộc khảo sát của IATA về các hạn chế đi lại vừa được công bố đối với 50 thị trường du lịch hàng không hàng đầu thế giới (chiếm 88% nhu cầu quốc tế trong năm 2019, tính theo khối lượng hành khách luân chuyển - đơn vị tính là 1000 Hk.km) cho thấy khả năng tiếp cận ngày càng tăng của những du khách đã được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19. 

Cụ thể, 25 thị trường đại diện cho 38% nhu cầu quốc tế năm 2019 mở cửa cho khách du lịch đã tiêm phòng mà không cần các biện pháp kiểm dịch hoặc yêu cầu xét nghiệm COVID-19 - tăng từ 18 thị trường hồi giữa tháng 2/2022. Đồng thời, 38 thị trường đại diện cho 65% nhu cầu quốc tế năm 2019 mở cửa cho khách du lịch đã tiêm vaccine không cần cách ly - tăng từ 28 thị trường hồi giữa tháng 2.

Theo IATA, việc nới lỏng các biện pháp phản ánh sự đồng thuận ngày càng tăng rằng các hạn chế đi lại như đóng cửa biên giới và kiểm dịch không có nhiều hiệu quả trong việc kiểm soát sự lây lan của COVID-19.

IATA cũng trích dẫn một báo cáo gần đây của OXERA và Edge Health, xem xét sự lây lan của biến thể Omicron ở châu Âu, kết luận rằng các hạn chế đi lại có thể chỉ trì hoãn đỉnh của làn sóng dịch bệnh vài ngày.

Ông Willie Walsh, Tổng giám đốc IATA, cho biết thế giới đang mở rộng cửa cho du lịch. Khi khả năng miễn dịch của cộng đồng tăng lên, nhiều chính phủ đang quản lý đại dịch thông qua việc giám sát, giống như cách thức vẫn làm đối với các loại virus đặc hữu khác.

“Đó là một tin tuyệt vời khi ngày càng nhiều điểm đến sẽ có cơ hội thúc đẩy kinh tế rất cần thiết từ mùa lễ Phục sinh và mùa du lịch hè tới”, ông nói.

Tuy nhiên, châu Á đang là một ngoại lệ. Ông Walsh bày tỏ hy vọng rằng các hoạt động nới lỏng hạn chế gần đây như ở Australia, Bangladesh, New Zealand, Pakistan, Philippines… sẽ mở đường cho việc khôi phục quyền tự do đi lại trên khắp thế giới, từ đó thúc đẩy nhu cầu du lịch của người dân.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Theedgemarkets)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Return to top