ClockThứ Tư, 10/04/2019 06:34

IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019

TTH.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm qua (9/4) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2019 và cảnh báo tăng trưởng có thể chậm lại do căng thẳng thương mại và các vấn đề từ Brexit.

IMF: Thế giới tăng trưởng chậm, phục hồi “không ổn định” vào cuối năm 2019IMF: Nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm hơn dự báo

IMF tiếp tục cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019. Ảnh: AFP

Trong đợt cắt giảm dự báo lần thứ 3 kể từ tháng 10 năm ngoái, IMF nói rằng một số nền kinh tế lớn, như Trung Quốc và Đức, có thể cần phải có những hành động ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, tổ chức này cho biết họ vẫn hy vọng rằng sự suy giảm mạnh ở châu Âu và ở một số nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ nhường chỗ cho sự tái tăng tốc chung trong nửa cuối năm 2019.

Theo IMF, nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, mức tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2016, giảm 0,2 điểm phần trăm so với triển vọng được đưa ra hồi tháng 1/2019 và giảm 0,4 phần trăm so với dự báo tháng 10/2018. Tốc độ tăng trưởng dự kiến ​​cho năm 2020 không thay đổi ở mức 3,6%.

Khu vực đồng euro có khả năng chậm lại mạnh mẽ, đặc biệt là ở Đức - nơi dự báo GDP đã giảm 0,5 điểm phần trăm và nền kinh tế Ý cũng suy giảm mạnh, theo báo cáo hàng quý mới nhất của IMF. Và trong bối cảnh hỗn loạn về việc rời khỏi Liên minh châu Âu, IMF cũng đã hạ triển vọng của Anh trong năm nay và năm tới.

IMF cho rằng, Đức phải đối mặt với nhu cầu xuất khẩu yếu hơn, chi tiêu tiêu dùng chững lại và tiêu chuẩn khí thải mới đã làm giảm doanh số bán xe. Nước này, do đó, có thể phải nhanh chóng chuyển sang các biện pháp kích thích tài khóa, đồng thời IMF cũng kêu gọi Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục kích thích nền kinh tế khu vực. Ngoài ra, IMF cũng cắt giảm triển vọng tăng trưởng của Nhật Bản sau một loạt các thảm họa tự nhiên.

Các cường quốc kinh tế mới nổi bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục cho thấy có tốc độ tăng trưởng cao nhất, lần lượt là 6,3% và 7,3%, trong bối cảnh Bắc Kinh đã triển khai một loạt các biện pháp kích thích tài khóa để chống lại những tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, căng thẳng đang diễn ra của Mỹ với Trung Quốc và các đối tác thương mại lớn khác vẫn là một rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.

IMF cho biết họ ủng hộ quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong việc tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất, động thái mà IMF cho là sẽ hỗ trợ các nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới trong năm nay bằng cách giảm bớt các điều kiện tài chính. IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của Hoa Kỳ vào năm 2020 thêm 0,1 điểm phần trăm lên 1,9%.

Tuy nhiên, báo cáo của IMF cảnh báo rằng các rủi ro suy giảm đối với triển vọng tăng trưởng tiếp tục chiếm ưu thế: Căng thẳng thương mại có thể bùng phát trở lại và có nguy cơ "Brexit không thỏa thuận" hoặc hoạt động kinh tế chậm lại kéo dài.

"Đây là một thời điểm nhạy cảm cho nền kinh tế toàn cầu", một quan chức của IMF nhận định. "Sự phục hồi này là bấp bênh và được khẳng định dựa trên sự phục hồi của thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển", bao gồm Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top