Thế giới

IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020 trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới

ClockThứ Ba, 21/01/2020 15:53
TTH.VN - Mặc dù đạt mức tăng trưởng vừa phải, song Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khẳng định sự không chắc chắn trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và một số vấn đề khác đã và đang tạo ra một lực cản tương đối lớn với tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020.

IMF: Tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại, các thị trường cần lưu ýIMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2018, 2019Triển vọng tăng trưởng châu Á còn nhiều yếu tố phức tạpIMF quý thứ 3 liên tiếp hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu

IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020 trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ảnh minh họa: VTV.vn

Trong bản cập nhật mới nhất của Triển vọng kinh tế Thế giới, IMF vừa tiếp tục hạ dự đoán tăng trưởng toàn cầu năm 2020 xuống còn 3,3%, thấp hơn 0,1% so với dữ liệu đưa ra hồi tháng 10/2019.

Dự báo này được đưa ra 1 ngày trước khi các nhà lãnh đạo thế giới và lãnh đạo doanh nghiệp các nước tập trung tại Davos (Thụy Sĩ) để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên.

Cụ thể, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 tuy được kỳ vọng sẽ đón đầu khả năng tăng trưởng vừa phải, song nhìn chung vẫn rất dễ bị tổn thương trước những yếu tố như biểu tình chính trị ở các quốc gia, căng thẳng gia tăng giữa Mỹ - Iran và chiến tranh thương mại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt giữa Bắc Kinh và Washington.

“Chúng ta đang dần thích nghi với việc xem sự bất ổn tăng cao là một điều bình thường. Chúng ta đã cảm nhận được một số dấu hiệu của sự ổn định, nhưng chưa có một bước ngoặt nào đáng chú ý có thể xảy ra”, Giám đốc Kristalina Georgieva cho hay.

Theo IMF, mọi dự đoán của tổ chức được hình thành dựa trên các động thái “tránh leo thang” căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc hồi tuần trước nhằm tạm thời giảm căng thẳng giữa hai cường quốc lớn trên thế giới, song nước này vẫn giữ thuế áp lên 2/3 lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ. Giám đốc Kristalina Georgieva nhận định, những bước đi sai lầm trong giai đoạn này hoàn toàn có thể làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu vốn đã vô cùng mong manh.

Ngoài ra, mức tăng trưởng dự kiến chậm lại ở Ấn Độ gây nên do mức tiêu thụ và đầu tư giảm, thâm hụt ngân sách và chậm trễ trong cải cách cơ cấu cũng gây ra lực cản đối với đà tăng trưởng của toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất

Xu hướng giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đi đúng hướng, và những số liệu mới nhất được công bố trong tuần này xác nhận rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa, ông Alfred Kammer, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khu vực châu Âu cho biết.

Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
Return to top