Thế giới

IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi

ClockThứ Hai, 12/04/2021 08:59
TTH.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa điều chỉnh dự báo tăng trưởng cao hơn cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA), khi các quốc gia đã phục hồi dần sau cuộc khủng khoảng gây nên bởi đại dịch COVID-19 bùng phát từ năm 2020.

IMF: Nền kinh tế châu Á năm 2020 sẽ giảm tăng trưởng nhiều hơn so với dự báoIMF: Suy thoái do COVID-19 sẽ sâu hơn và phục hồi chậm hơn dự kiếnKinh tế thế giới giảm tăng trưởng 4% do ảnh hưởng của đại dịchIMF: Tăng trưởng châu Á – Thái Bình Dương rơi vào bế tắc trong năm 2020IMF: Virus corona có nguy cơ làm giảm tốc kinh tế toàn cầu

IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Ảnh minh họa: egyptianstreets.com/TTXVN/Vietnam+

GDP thực tế trong khu vực MENA hiện dự kiến sẽ tăng 4% vào năm 2021, tức tăng so với dự báo mà Quỹ IMF đưa ra hồi tháng 10 là 3,2%.

Tuy nhiên, triển vọng sẽ thay đổi đáng kể giữa các quốc gia, tùy vào các yếu tố như triển khai vaccine, du lịch và các chính sách được áp dụng, IMF cho biết trong báo cáo kinh tế khu vực mới nhất vừa được đưa ra ngày 11/4 cho hay.

Jahad Azour, Giám đốc IMF khu vực Trung Đông và Trung Á cho biết, sự phục hồi sẽ khác nhau giữa các quốc gia, cũng như sự không đồng đều cũng sẽ xuất hiện giữa các bộ phận dân cư khác nhau.

Theo Giám đốc Jahad Azour, sự tăng trưởng sẽ được thúc đẩy chủ yếu bởi các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ do được hưởng lợi từ sức mạnh tương đối của giá dầu.

Thêm vào đó, Giám đốc Jahad Azour cũng cho biết thêm rằng vaccine là một biến số quan trọng trong năm nay và việc tăng tốc độ tiêm chủng có thể đóng góp gần 1% vào GDP bổ sung cho năm 2022.

IMF cho biết, một số quốc gia trong khu vực, chẳng hạn như các nước trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, Kazakhstan và Maroc đã bắt đầu tiêm phòng sớm và có thể đến cuối năm 2021 sẽ đạt mục tiêu tiêm chủng cho phần lớn dân số của họ.

Các quốc gia khác bao gồm Afganistan, Ai Cập, Iran, Iraq và Lebanon được xếp vào nhóm “những nước tiêm chủng chậm” có thể sẽ hoàn thành việc tiêm chủng cho phần lớn dân số của họ vào giữa năm 2022.

Nhóm cuối cùng – “những nước tiêm chủng muộn” dự kiến sẽ không đạt được mục tiêu tiêm chủng đầy đủ, ít nhất là cho đến năm 2023.

Nhìn về tương lai, Giám đốc Jahad Azour cho biết, các chính sách đổi mới đã giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, nhưng điều quan trọng là phải xây dựng tương lai hướng về phía trước ngày càng tốt hơn.

Điều này có thể bao gồm các biện pháp cải cách kinh tế, thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác khu vực và giải quyết các "vết sẹo" của cuộc khủng hoảng COVID-19.

“Tất cả những yếu tố này sẽ là lớp lót bạc, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và đưa nền kinh tế khu vực đạt đến mức tăng trưởng đã tồn tại trước cú sốc gây nên bởi đại dịch COVID-19”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Giá dầu tăng do xung đột leo thang ở Trung Đông

Giá dầu vào ngày 2/10 đã tăng do lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể biến thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, và làm gián đoạn nguồn cung dầu từ khu vực sản xuất chính.

Giá dầu tăng do xung đột leo thang ở Trung Đông
Return to top