Thế giới

IMF: Nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi, nhưng có thể mất đà

ClockThứ Sáu, 20/11/2020 22:07
TTH - Trong một báo cáo mới gửi đến các nền kinh tế lớn thuộc Nhóm 20 nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G20), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19, nhưng có dấu hiệu cho thấy đà phục hồi chậm lại ở những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm đang tăng trở lại.

IMF kêu gọi ASEAN đoàn kết chung tay phục hồi nền kinh tếIMF: Nền kinh tế châu Á năm 2020 sẽ giảm tăng trưởng nhiều hơn so với dự báo

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Báo cáo được công bố trước thềm Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20, diễn ra từ ngày 21-22/11 tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia theo hình thức trực tuyến; trong đó nhấn mạnh tính chất không đồng đều của sự phục hồi toàn cầu và cảnh báo cuộc khủng hoảng có nguy cơ sẽ để lại những vết sẹo sâu, và không đồng đều.

Trong một phát biểu liên quan, Tổng Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva ca ngợi những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển vắc-xin để đánh bại loại virus đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người trên toàn cầu, và khiến hàng chục triệu người mất việc làm. Tuy nhiên, bà cảnh báo con đường kinh tế phía trước vẫn còn “khó khăn và có xu hướng chậm lại”.

Hồi tháng trước, IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ thu hẹp 4,4% trong năm 2020, và dự kiến ​​sẽ phục hồi lên mức tăng trưởng 5,2% vào năm 2021; song, IMF cho rằng, triển vọng đối với nhiều thị trường mới nổi đã xấu đi.

Theo bà Kristalina Georgieva, các số liệu thu được kể từ khi dự báo nói trên được đưa ra đã xác nhận sự phục hồi được tiếp tục, khi Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác báo cáo hoạt động kinh tế mạnh hơn mức dự kiến ​​trong quý III. Tuy nhiên, số liệu gần đây nhất về các ngành dịch vụ tiếp xúc với nhiều người cho thấy, đà phục hồi chậm lại ở các nền kinh tế, nơi đại dịch đang bùng phát trở lại.

Trong khi việc chi tiêu tài khóa trị giá gần 12 nghìn tỷ USD và các chính sách tiền tệ đã ngăn chặn được những hậu quả thậm chí còn tồi tệ hơn, thì tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng đang gia tăng, và cần nhiều sự hỗ trợ hơn, IMF nói thêm. Những đợt bùng phát mới và các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn, cùng sự chậm trễ trong việc phát triển và phân phối vắc-xin có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng, tăng nợ công và làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế.

Qua đó, Tổng Giám đốc IMF kêu gọi các quốc gia G20 hành động nhanh chóng và đoàn kết để tiếp tục hỗ trợ và đảm bảo có đủ vắc-xin trên khắp thế giới; đồng thời cảnh báo rằng, không sự phục hồi nào có thể được duy trì, trừ khi đại dịch bị đánh bại ở mọi nơi.

Bà Kristalina Georgieva cũng hối thúc các nhà lãnh đạo G20 cam kết tăng cường đầu tư vào công nghệ xanh và tăng giá carbon; ước tính hành động này có thể thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và tạo ra khoảng 12 triệu việc làm trong một thập kỷ.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Return to top