Thế giới

IMF: Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến gần 40% việc làm trên toàn cầu

ClockThứ Hai, 15/01/2024 14:09
TTH.VN - Theo phân tích của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ảnh hưởng đến gần 40% số lượng việc làm trên toàn cầu, trong đó các nền kinh tế tiên tiến sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn so với các thị trường mới nổi và các nước có thu nhập thấp.

EU đạt thoả thuận mang tính bước ngoặt lịch sử về quản lý sử dụng AIĐạt thỏa thuận quốc tế chi tiết đầu tiên về trí tuệ nhân tạoTăng cường hiểu biết và hợp tác toàn cầu để phát triển AI an toàn, có đạo đứcKhai mạc Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đầu tiên về AI

 Nhiều vị trí việc làm trên toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Ảnh minh họa: CCO/TTXVN/Báo Tin tức

Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết: “Trong hầu hết các kịch bản được đưa ra, AI có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng nói chung, một xu hướng đáng lo ngại mà các nhà hoạch định chính sách phải chủ động giải quyết để ngăn chặn công nghệ gây thêm căng thẳng cho xã hội”.

Hiệu ứng bất bình đẳng thu nhập mà AI tạo ra sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ công nghệ bổ sung cho những người có thu nhập cao. Trong đó, Tổng Giám đốc Kristalina Georgieva thông tin, năng suất cao hơn từ nhân viên và công ty có thu nhập cao sẽ thúc đẩy lợi nhuận từ vốn, qua đó làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Trước tình hình này, các quốc gia nên cung cấp “mạng lưới an toàn xã hội toàn diện” và triển khai các chương trình tái đào tạo cho những người lao động dễ bị tổn thương.

Theo phân tích, mặc dù vẫn tồn tại tiềm năng AI sẽ thay thế hoàn toàn một số công việc, nhưng có nhiều khả năng hơn là nó sẽ làm bù cho một phần lớn công việc của con người. Các nền kinh tế tiên tiến có thể có khoảng 60% việc làm bị ảnh hưởng, nhiều hơn các nước mới nổi và thu nhập thấp.

Vấn đề này sẽ được thảo luận rõ hơn trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra tại Thụy Sĩ.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm tựa cho lao động nữ

Từ những mô hình hay, cách làm sáng tạo của đội ngũ cán bộ nữ công, đời sống vật chất tinh thần cũng như quyền lợi của lao động nữ được quan tâm, chăm lo.

Điểm tựa cho lao động nữ
UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số
Đông Nam Á:
“Cái nôi” của đổi mới sáng tạo công nghệ nông nghiệp do AI thúc đẩy

Nông nghiệp là trụ cột kinh tế của khu vực Đông Nam Á, chiếm khoảng 11% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2022, và gần 1/3 tổng số việc làm trong khu vực. Tầm quan trọng của lĩnh vực này đặc biệt quan trọng ở các quốc gia tập trung vào nông nghiệp như Myanmar và Campuchia, nơi nông nghiệp đóng góp hơn 20% GDP và khoảng 35% tổng số việc làm. Ở Lào, con số thậm chí còn rõ ràng hơn, với việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 70% tổng số việc làm.

“Cái nôi” của đổi mới sáng tạo công nghệ nông nghiệp do AI thúc đẩy
Return to top