Thế giới

Đạt thỏa thuận quốc tế chi tiết đầu tiên về trí tuệ nhân tạo

ClockThứ Ba, 28/11/2023 06:44
TTH - Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/11 đưa tin, Mỹ, Vương quốc Anh và hơn 10 quốc gia khác đã công bố động thái mà một quan chức cấp cao của Mỹ mô tả là thỏa thuận quốc tế chi tiết đầu tiên về cách đảm bảo công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn trước nguy cơ lừa đảo, thúc đẩy các công ty tạo ra những hệ thống AI “an toàn từ khâu thiết kế".

Tăng cường hiểu biết và hợp tác toàn cầu để phát triển AI an toàn, có đạo đứcKhai mạc Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đầu tiên về AIChâu Á: Đột phá trong ngành quản lý tài sản sẽ được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo

 Các đại biểu tham dự Hội nghị Cấp cao An toàn AI toàn cầu vừa được tổ chức ở Vương quốc Anh hồi đầu tháng 11 này. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong một văn kiện dài 20 trang vừa được công bố, 18 quốc gia đã nhất trí rằng, các công ty thiết kế và sử dụng AI cần phát triển và triển khai công nghệ này theo cách để giữ cho khách hàng và công chúng nói chung được an toàn khỏi việc sử dụng sai mục đích.

Thỏa thuận này không mang tính ràng buộc, và chủ yếu đưa ra các khuyến nghị chung, chẳng hạn như giám sát hành vi lạm dụng từ các hệ thống AI, bảo vệ dữ liệu… Tuy nhiên, Giám đốc Cơ quan An ninh Cơ sở Hạ tầng và An ninh mạng Mỹ (CISA), bà Jen Easterly cho biết, điều quan trọng là rất nhiều quốc gia ghi tên mình vào ý tưởng rằng các hệ thống AI cần đặt sự an toàn lên hàng đầu.

Trong một cuộc phỏng vấn với Hãng Thông tấn Reuters, bà Jen Easterly nhận định: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến sự khẳng định rằng, những khả năng này không chỉ liên quan đến các tính năng thú vị và tốc độ ra mắt thị trường, hay cách chúng ta có thể cạnh tranh để giảm chi phí; mà các hướng dẫn này mang lại một thỏa thuận cho thấy, điều quan trọng nhất cần được thực hiện ở giai đoạn thiết kế chính là yếu tố an ninh”.

Thỏa thuận này là sáng kiến mới nhất trong số một loạt sáng kiến của các chính phủ trên khắp thế giới, nhằm định hình sự phát triển của AI, lĩnh vực có sức ảnh hưởng ngày càng được cảm nhận rõ ràng trong ngành công nghiệp và xã hội nói chung.

Bên cạnh Mỹ và Vương quốc Anh, các quốc gia đã ký vào những hướng dẫn mới bao gồm: Đức, Italy, Cộng hòa Séc, Estonia, Ba Lan, Australia, Chile, Israel, Nigeria và Singapore…

Thỏa thuận này giải quyết các câu hỏi về cách giữ cho công nghệ AI không bị tin tặc tấn công, và bao gồm những khuyến nghị như chỉ phát hành các mô hình sau khi kiểm tra bảo mật thích hợp. Dù vậy, thỏa thuận không giải quyết các câu hỏi hóc búa xung quanh việc sử dụng AI phù hợp, hoặc cách thu thập dữ liệu cung cấp cho những mô hình này.

Theo Reuters, sự trỗi dậy của AI đã kéo theo nhiều mối quan ngại, bao gồm cả nỗi lo sợ rằng công nghệ này có thể được sử dụng để tăng cường gian lận…, hoặc dẫn đến tình trạng mất việc làm nghiêm trọng, cùng những tác hại khác.

Châu Âu đi trước Mỹ về các quy định liên quan đến AI, với các nhà lập pháp đã soạn thảo các quy tắc về AI. Gần đây, Pháp, Đức và Italy cũng đã đạt được một thỏa thuận về cách quản lý công nghệ này, nhằm hỗ trợ "sự tự điều chỉnh bắt buộc thông qua các quy tắc ứng xử" cho những mô hình nền tảng của AI.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 30/11 tại TP. Huế do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công ty TNHH Giáo dục FPT tổ chức nhằm cung cấp, chia sẻ kiến thức về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục và thảo luận, phân tích những thách thức khi triển khai công nghệ AI trong quản lý và giảng dạy. Dự kiến có khoảng 450 - 500 người tham gia hội thảo này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC) 2024, một sự kiện hàng đầu của ngành dầu khí đang được tổ chức từ ngày 4 - 7/11 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Năm nay, ADIPEC nêu bật các chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Return to top