Thế giới

Tăng cường hiểu biết và hợp tác toàn cầu để phát triển AI an toàn, có đạo đức

ClockThứ Bảy, 04/11/2023 09:56
TTH.VN - Trong phát biểu sau khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Trí tuệ Nhân tạo (AISS) diễn ra tại Anh, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, các quốc gia cần hợp tác cùng nhau để hiểu rõ hơn về trí tuệ nhân tạo (AI) một cách đúng đắn để phát triển và triển khai Frontier AI, cũng như định hình các biện pháp bảo vệ nó.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đầu tiên về AIChâu Á: Đột phá trong ngành quản lý tài sản sẽ được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạoCông cụ AI của Google giúp dự đoán nguy cơ đột biến genHội đồng Bảo an LHQ tổ chức họp về các mối đe dọa tiềm ẩn của AI đối với hòa bình toàn cầuEU và UNESCO sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển định hình quy tắc AI

Các quốc gia cuối cùng sẽ cần thiết lập một mạng lưới hiểu biết toàn cầu để giúp hệ thống AI an toàn hơn và tránh để AI tạo ra rủi ro, bất ổn chiến lược. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+ 

“Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng, làm thay đổi cuộc sống, đồng thời đặt ra những câu hỏi sâu sắc về đạo đức. Chúng tôi đã phải trao đổi rất nhiều về những vấn đề mới nổi này trong phiên họp của các lãnh đạo”, Thủ tướng Lý Hiển Long chia sẻ trên Facebook.

Được biết, Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Trí tuệ Nhân tạo (AISS) là sự kiện có sự tham gia của các chính phủ, công ty AI hàng đầu, các nhóm xã hội dân sự và các chuyên gia nghiên cứu để thảo luận về những rủi ro của AI, đặc biệt là ở giai đoạn phát triển và cách giảm thiểu những rủi ro đó thông qua hành động phối hợp quốc tế.

Theo thông tin ghi nhận, Thủ tướng Lý Hiển Long tham gia sự kiện theo lời mời của Thủ tướng Anh Rishi Sunak và ông đã có bài phát biểu về cách tiếp cận và sử dụng AI của Singapore trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

Để hiểu rõ hơn về AI có đạo đức, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết: “Cho dù là xe tự lái hay bác sĩ dựa vào chẩn đoán do AI tạo ra, hệ thống AI phải thấm nhuần bối cảnh và giá trị của con người. Chúng tôi hoan nghênh Viện An toàn AI mới của Vương quốc Anh và sự hợp tác của họ với Singapore trong việc kiểm tra an toàn”. Singapore đã đưa ra các biện pháp, như bộ công cụ kiểm tra AI Verify để giảm thiểu rủi ro không cần thiết.

Về Frontier AI, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng, các quốc gia cần hợp tác vì an ninh chung, ngay cả khi cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Trong đó, Frontier AI đề cập đến các hệ thống AI tiên tiến, tối tân vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng có tiềm năng cách mạng hoá nhiều ngành công nghiệp và khía cạnh của cuộc sống con người.

“Không ai được lợi khi hệ thống AI gặp trục trặc. Các quốc gia cuối cùng sẽ cần thiết lập một mạng lưới hiểu biết toàn cầu để giúp hệ thống AI an toàn hơn và tránh để AI tạo ra rủi ro, bất ổn chiến lược”, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh.

Thêm vào đó, ông cũng cho biết rằng tất cả các bên liên quan nên tham gia vào việc định hình các quy tắc và biện pháp bảo vệ, chi phối AI. Điều này cần được thực hiện bất kể quy mô quốc gia bởi các nước nhỏ hơn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi AI”.

Các chuyên gia nhận định, bên cạnh những người tham gia thảo luận chính về AI như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, “cuộc trò chuyện” về an toàn AI này không thể chỉ gói gọn trong một số nước. Cụ thể, các quốc gia nhỏ như Singapore cũng tham gia nghiên cứu và triển khai AI. Do đó, nước này chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi AI, bao gồm cả lợi ích và rủi ro, điểm mạnh và điểm yếu của vấn đề.

Trong một thông tin có liên quan, hãng tin Straistimes dẫn lời Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Singapore Josephine Teo rằng các nước tham gia hội nghị AISS đã nhất trí về 3 mục tiêu sau thảo luận, bao gồm:

Đầu tiên là phát triển kiến thức chuyên môn toàn cầu về nghiên cứu và phát triển an toàn AI. Mục tiêu thứ hai là tăng cường hợp tác trong thử nghiệm và kiểm toán AI và mục tiêu thứ ba là tiếp tục trao đổi giữa các bên, như chính phủ, các ngành công nghiệp, học viện và xã hội dân sự.

Mục tiêu chung cuối cùng là các bên mong muốn cùng tạo ra một AI đáng tin cậy, có thể mang lại lợi ích, hiệu quả cho nền kinh tế và xã hội.

Ngoài ra, trong khuôn khổ hội nghị, đại biểu từ các nước cũng đã nhất trí hợp tác để hạn chế những rủi ro tiềm ẩn mà những tiến bộ tiên tiến trong AI gây ra, một động thái được Thủ tướng Anh Rishi Sunak mô tả là “thành tựu mang tính bước ngoặt”.

Đan Lê (Lược dịch từ Straistimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top