Thế giới

Indonesia, Trung Quốc cam kết tăng cường đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

ClockThứ Tư, 22/02/2023 20:13
TTH.VN - Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm nay là Indonesia và Trung Quốc vừa tuyên bố rằng, cả hai nước sẽ tăng cường đàm phán về một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Học giả Italy đánh giá cao sáng kiến về an ninh biển của Việt NamARF kêu gọi duy trì an ninh và tự do hàng hải tại Biển ĐôngPhilippines hy vọng Bộ Quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc hoàn thành giữa năm 2017Singapore sẽ làm cầu nối để ASEAN-Trung Quốc sớm đạt được COCChuyên gia Nga đề cao lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông

Các nước đều bày tỏ quan điểm tích cực trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Tuyên bố được Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi và người đồng cấp phía Trung Quốc là Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương đưa ra với phóng viên các báo vào ngày 22/2, trong chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Tần Cương tại Indonesia.

Được biết, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đang có chuyến thăm và làm việc kéo dài 3 ngày theo lời mời của bà Marsudi, nơi cả hai bộ trưởng đã thảo luận về các vấn đề khu vực, cũng như song phương.

Trong tuyên bố với giới truyền thông, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định, Indonesia và ASEAN mong muốn một Biển Đông hòa bình và ổn định.

Bà nhấn mạnh: “Cần tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), khi đề cập đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc đã phê chuẩn. Sau khi bị trì hoãn do đại dịch, các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử sẽ được tiến hành trở lại và tăng cường theo hình thức thảo luận trực tiếp”.

Bà cho biết thêm, Indonesia và ASEAN mong muốn tạo ra một bộ quy tắc ứng xử hiệu quả, thực chất và khả thi.

Về phía Trung Quốc, Bộ trưởng Tần Cương cho rằng, một cuộc Chiến tranh lạnh mới và sự cạnh tranh giữa các cường quốc lớn không nên xuất hiện ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nhắc lại tuyên bố trước đó của người tiền nhiệm là Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Tần Cương nhấn mạnh thêm rằng, các nước trong khu vực không nên bị buộc đứng về phía nào. Indonesia và ASEAN được tin tưởng sẽ đưa ra đánh giá và lựa chọn độc lập của riêng mình dựa trên sự ổn định, phát triển và thịnh vượng.

Cũng theo lời vị bộ trưởng, Trung Quốc ủng hộ sự độc lập chiến lược của ASEAN và tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.

“Là các quốc gia ven Biển Đông, Indonesia và Trung Quốc sẽ làm việc với các quốc gia thành viên ASEAN khác để thực hiện tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông và đẩy nhanh các cuộc đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết.

Theo thông tin mới được đăng tải trên trang CNA, các bộ trưởng hiện không đề cập khi nào các cuộc đàm phán sẽ diễn ra. Nhưng đầu tháng này, bà Retno Marsudi thông báo tiến trình đàm phán có thể diễn ra vào tháng 3 tới.

Biển Đông là một trong những vùng biển có nhiều tranh chấp nhất trên thế giới. Các nước ASEAN đã cố gắng đàm phán một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc từ những năm 1990. Song tiến trình đàm phán gần đây đã bị đình trệ vì nhiều lý do, mới nhất là vì đại dịch COVID-19 khiến việc tổ chức các cuộc gặp trực tiếp trở nên khó khăn hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top