Thế giới

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

ClockThứ Ba, 21/02/2023 11:45
TTH.VN - Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Tiết kiệm năng lượng, Italy đặt giới hạn nhiệt độ hệ thống điều hoà

Sông Po ở Boretto, Italy, khô cạn vì hạn hán trong mùa hè năm 2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Cảnh báo trên được đưa ra khi Venice - nơi mối lo ngại hàng đầu thường là lũ lụt, lại đang phải đối mặt với tình trạng thủy triều thấp bất thường khiến thuyền Gondola (một loại thuyền truyền thống của thành phố Venice), “taxi dưới nước” và thuyền cứu thương không thể di chuyển qua một số con kênh nổi tiếng của thành phố này.

Các vấn đề ở Venice được cho là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm thiếu mưa, hệ thống áp suất cao và sự chuyển dịch của các dòng hải lưu.

Tổ chức môi trường Legambiente ngày 20/2 cho biết các con sông và hồ ở Italia đang thiếu nước trầm trọng, nhất là ở phía bắc của đất nước.

Po, con sông dài nhất của Italia chạy từ dãy núi Alps ở phía tây bắc đến biển Adriatic, có lượng nước ít hơn 61% so với bình thường vào thời điểm này trong năm, tổ chức này nói thêm trong một tuyên bố.

Tháng 7 năm ngoái, Italia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với các khu vực xung quanh sông Po, nơi chiếm khoảng 1/3 sản lượng nông nghiệp của cả nước nhưng trong năm ngoái, khu vực này đã phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm qua.

Ngoài đợt nắng nóng kéo dài năm 2022, thung lũng sông Po cũng đã trải qua hạn hán vào các năm 2007, 2012 và 2017. Theo các nhà khoa học, việc hạn hán xảy ra ngày càng thường xuyên là một dấu hiệu nữa của cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.

Coldiretti - Hiệp hội nông dân lớn nhất của Italy, cho biết đợt hạn hán năm 2022 đã gây thiệt hại tới 6 tỷ euro (6,4 tỷ USD) cho ngành nông nghiệp nước này, đồng thời cảnh báo nếu không ngăn chặn một đợt hạn hán kéo dài và nghiêm trọng nhiều khả năng xảy ra sắp tới, thì 1/3 sản lượng nông nghiệp Italy có thể gặp rủi ro trong năm nay.

Chuyên gia khí hậu Massimiliano Pasqui từ Viện nghiên cứu khoa học Italia CNR cho rằng nước này đang ở trong tình trạng thiếu nước ngày càng tăng kể từ mùa đông năm 2020-2021. Theo ông, Italia cần 500 mm nước mưa để bù đắp sự thiếu hụt ở các khu vực tây bắc, tương đương với khoảng 50 ngày mưa.

Mực nước trên hồ Garda ở miền bắc Italia đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, khiến người dân và du khách có thể đến hòn đảo nhỏ San Biagio trên hồ thông qua một con đường lộ thiên.

Trong 15 ngày qua, các nước ở Tây Âu đang có bão. Các dự báo thời tiết mới nhất cũng cho biết sẽ có sự xuất hiện của lượng mưa và tuyết rất cần thiết ở dãy Alps trong những ngày tới.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Return to top