Thế giới

Kêu gọi xây dựng hiệp ước quốc tế về đại dịch

ClockThứ Sáu, 04/12/2020 14:18
TTH.VN - Chủ tịch Hồi đồng châu Âu Charles Michel vừa qua đã kêu gọi xây dựng một hiệp ước quốc tế về đại dịch, kêu gọi thế giới học hỏi từ COVID-19 và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Lãnh đạo 14 quốc gia cùng ký cam kết quản lý biển bền vữngSố ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ lần đầu tiên vượt 3.100 ca/ngàyThái Lan: Ngành du lịch được dự báo cần 4 năm để hồi phục sau COVID-19Đức kéo dài lệnh bán phong tỏa chống Covid-19 đến 10/1/2021Những đối tượng được ưu tiên sử dụng vaccine ngừa Covid-19 ở Mỹ

Đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Ảnh minh họa: AP/vovworld.vn

Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp quốc về COVID-19 được tổ chức với hình thức trực tuyến, Chủ tịch Charles Michel nhận định, một hiệp ước quốc tế sẽ giúp điều phối tiến trình nghiên cứu, chia sẻ thông tin và tiếp cận công bằng với chăm sóc sức khỏe.

“Số lượng các dịch bệnh đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Chúng ta biết rằng thế giới có thể sẽ bị mắc kẹt trong một đại dịch lớn. Và chúng ta đã bị đại dịch tấn công mà chưa có bất kỳ sự chuẩn bị trước nào. Do đó, đã có rất nhiều thất bại xảy ra và chúng ta cần rút ra bài học và hậu quả”, ông Charles Michel cho biết.

Về những bài học tích cực, ông Michel đã chỉ ra “sự hợp tác toàn cầu” chưa từng có về vaccine đã đưa đến tiến trình phát triển vaccine nhanh nhất trong lịch sử.

Về lời kêu gọi của mình, ông Michel khẳng định một hiệp ước mới được xây dựng sẽ nằm trong khuôn khổ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với các mục tiêu bao gồm tài chính và điều phối hành động nghiên cứu tốt hơn.

Bên cạnh đó, vị lãnh đạo cũng kêu gọi giám sát sâu rộng hơn các bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật, bởi đây là con đường phổ biến nhất dẫn đến các đại dịch ảnh hưởng đến con người. Nhờ có hiệp ước, sự phát triển quy mô lớn hơn về các mức độ cảnh báo khi đại dịch mới phát sinh trong tương lai có thể sẽ được thúc đẩy.

Tuy nhiên riêng tại Mỹ, chính thức hóa hiệp ước có thể sẽ gặp khó khăn. Bởi nước này cần có 2/3 phiếu bầu tại Thượng viện để được phê chuẩn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

Đó là mục tiêu của Đại học Huế. Điều này không chỉ tăng vai trò, vị thế của Viện Công nghệ sinh học nói riêng, của Đại học Huế nói chung mà cả thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian đến. Để hiểu rõ hơn về định hướng, các giải pháp thực hiện và vai trò của trung tâm trong tương lai, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Return to top