Thế giới

Khả năng đại dịch COVID-19 có thể kéo dài đến năm 2023

ClockThứ Bảy, 18/12/2021 15:27
TTH.VN - Bên cạnh việc công bố kế hoạch phát triển một phác đồ vaccine 3 liều cho trẻ em từ 2-16 tuổi, công ty dược phẩm Mỹ Pfizer dự đoán đại dịch COVID-19 có thể kéo dài đến năm 2023.

Biến thể Omicron lây lan nhanh hơn Delta và làm giảm hiệu quả của vaccineCOVID-19 thế giới 6-12: Omicron lan ra 17 bang của MỹDu học bị ảnh hưởng bởi đại dịchThế giới khó đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng COVID-19Cần gấp 7,7 tỷ USD để giúp các nước nghèo sống sót trước biến thể Delta

Tình hình đại dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, nhất là khi biến thể Omicron xuất hiện. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Phải nỗ lực tăng tốc tiêm chủng

Bên cạnh việc công bố kế hoạch phát triển một phác đồ vaccine 3 liều cho trẻ em từ 2 – 16 tuổi, công ty dược phẩm Mỹ Pfizer dự đoán đại dịch COVID-19 có thể kéo dài đến năm 2023.

Công ty dược phẩm này đưa ra bình luận khi chứng kiến các quốc gia châu Âu chuẩn bị triển khai thêm nhiều biện pháp hạn chế đi lại và các biện pháp xã hội để chống dịch, cũng như ghi nhận một nghiên cứu cảnh báo rằng biến thể Omicron lây lan nhanh chóng có khả năng làm tái nhiễm cho người cao hơn gấp 5 lần so với “người tiền nhiệm” – biến thể Delta.

Các lãnh đạo của Pfizer cho rằng, công ty tin tưởng cho đến năm 2024, đại dịch sẽ trở thành một bệnh dịch trên toàn cầu, có nghĩa là COVID-19 sẽ không còn là một đại dịch nữa. Pfizer cũng dự báo, COVID-19 sẽ biến đổi thành một căn bệnh đặc hữu vào năm 2024.

Được biết, trước khi biến thể Omicron ra đời, Chuyên gia về Bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci dự đoán đại dịch COVID-19 này tại Mỹ sẽ kết thúc vào năm 2022.

Phát biểu về kế hoạch phát triển phác đồ vaccine COVID-19 gồm 3 mũi cho trẻ từ 2-16 tuổi, Giám đốc Khoa học Mikael Dolsten phát biểu trong một cuộc họp rằng kết quả của việc tiêm 3 liều vaccine ở những người trên 16 tuổi cho thấy cách tiếp cận này mang lại hiệu quả bảo vệ cao hơn.

“Do đó, chúng tôi quyết định sửa đổi từng nghiên cứu nhi khoa để kết hợp chặt chẽ mũi tiêm thứ 3 vào phác đồ vaccine và lên kế hoạch xin cấp phép cho liệu trình vaccine 3 mũi, thay vì 2 mũi như đã đề cập trước đó”, hãng dược Pfizer nhấn mạnh.

Pfizer đang cùng sản xuất vaccine với đối tác từ Đức là BioNTech. Cả hai đã và đang phát triển một phiên bản vaccine được điều chỉnh để chống lại biến thể Omicron, song vẫn chưa quyết định có cần thiết hay không. Dự kiến các thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine sẽ được diễn ra vào tháng 1/2022, giám đốc điều hành của Pfizer cho hay.

Một nghiên cứu Imperial College London cho thấy, nguy cơ tái nhiễm với biến thể Omicron cao gấp 5,4 lần, khi số ca nhiễm ở châu Âu tăng cao, đe dọa đến các lễ hội cuối năm.

Những phát hiện mới này càng nhấn mạnh sự cấp bách trong việc các nước phải triển khai nỗ lực tăng tốc các chiến dịch tiêm chủng tăng cường nhằm giảm bớt gánh nặng cho các bệnh viện và hệ thống y tế. Cho đến nay, tuy có sự gia tăng đột biến trong số ca nhiễm ở Anh và các nước khác trong khu vực châu Âu, song không dẫn đến sự tăng vọt về số ca nhập viện hoặc tử vong.

Chống dịch tăng cường

Về các hành động chống dịch mở rộng, Đức, Ireland, Thụy Sĩ và Đan Mạch đều theo bước chân Pháp đang tiến đến triển khai những hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn nữa, với Pháp trong tuần này đã ra lệnh đóng cửa biên giới, cấm nhập cảnh với hầu hết người Anh không cư trú.

Từ ngày 21/12 – 24/1/2022, Thụy Sĩ sẽ mở rộng yêu cầu về việc xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng, hoặc đã khỏi bệnh sau nhiễm COVID-19 để có thể vào các địa điểm công cộng như nhà hàng. Đối với những ai muốn vào các vũ trường, quán bar sẽ buộc phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Trong bối cảnh biến thể mới chiếm 1/5 tổng số ca hằng ngày, chính phủ Đan Mạch dự định đóng cửa rạp hát, rạp chiếu phim, cũng như các công viên giải trí và trung tâm hội nghị. Bên cạnh đó cũng giới hạn việc tập trung đông người tại các hàng quán trong vòng 7 ngày trước thềm đêm Giao thừa.

Được biết, trong vòng 24h tính đến 24h ngày 16/12 vừa qua, Đan Mạch ghi nhận gần 3.000 trường hợp xác định nhiễm Omicron - gấp đôi con số ghi nhận của 1 ngày trước đó.

Phó Thủ tướng Ireland Leo Varadkar cho biết, đối mặt với “một loại virus độc ác”, chính phủ Ireland không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét các biện pháp không mấy được ưa chuộng, bao gồm đóng cửa sớm đối với các nhà hàng, quán bar.

Người phát ngôn của Bộ Y tế Đức thông tin, theo các quy định được công bố vào tối ngày 17/12, những du khách đến Đức từ Anh sẽ phải cách ly bắt buộc trong 2 tuần.

Cập nhật tình hình đại dịch trên toàn cầu

Kể từ khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào gần 2 năm trước, đến nay đã có hơn 5 triệu người đã tử vong do đại dịch COVID-19 trên toàn cầu và hơn 272 triệu trường hợp được xác nhận.

Hơn 8,5 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng trên toàn thế giới – một nỗ lực hiện đang trở nên phức tạp bởi sự xuất hiện của Omicron.

Các chính phủ Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý đặt đơn hàng lên đến 180 triệu liều vaccine phiên bản điều chỉnh đang được phát triển bởi BioNTech và Pfizer để tiêm chủng cho người dân nhằm chống dịch lây lan rộng hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Return to top