Thế giới
Dữ liệu ban đầu của WHO:

Biến thể Omicron lây lan nhanh hơn Delta và làm giảm hiệu quả của vaccine

ClockThứ Hai, 13/12/2021 14:23
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/12 thông tin cho biết, theo dữ liệu ban đầu, biến thể Omicron của COVID-19 dễ lây lan hơn chủng Delta, bên cạnh đó cũng làm giảm hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, ít gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Biến thể Omicron có thể là đòn giáng tiếp theo đối với chuỗi cung ứngBiến thể Omicron lây lan rộng khắp thế giớiModerna: Vaccine COVID-19 có thể kém hiệu quả với biến thể OmicronWHO kêu gọi Đông Nam Á cảnh giác trước biến thể OmicronCOVID-19 thế giới 12-12: Ấn Độ, Singapore làm được kit phát hiện nhanh Omicron

Biến thể Omicron đang là mối quan tâm và lo ngại của toàn thế giới khi nhắc đến đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Biến thể Delta, chủng biến thể được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào đầu năm nay, chính là nguyên nhân gây nên phần lớn các ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, việc Nam Phi phát hiện ra Omicron - biến thể có số lượng đột biến cao hơn - vào tháng trước đã khiến các quốc gia nhanh chóng áp đặt các lệnh hạn chế đi lại đối với các quốc gia ở Nam Phi, đồng thời triển khai các biện pháp chống dịch trong nước để ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới.

WHO cho hay, tính đến ngày 9/12, biến thể Omicron đã lây lan đến 63 quốc gia trên toàn cầu. Tốc độ lây nhiễm nhanh chóng đã được ghi nhận ở Nam Phi, nơi biến thể Delta ít phổ biến hơn. Trong khi đó tại Anh, Delta là biến thể vượt trội, chiếm “nhiều ưu thế”.

Dữ liệu sẵn có ban đầu cho thấy rằng Omicron cũng gây ra tình trạng giảm hiệu quả của vaccine, có khả năng biến thể mới này sẽ vượt xa Delta trong thời gian tới.

Cũng thuộc nguồn tin được trang CNA trích dẫn, biến thể Omicron cho đến nay đã gây ra các trường hợp bệnh nhẹ, hoặc những ca không có triệu chứng. Song Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bổ sung thêm rằng nguồn dữ liệu là không đủ để xác định mức độ nghiêm trọng của biến thể.

Để tăng tốc chống lại sự lây lan của đại dịch, bên cạnh triển khai chương trình tiêm chủng để đảm bảo người dân được tiêm đủ 2 mũi cần thiết, một số quốc gia có đủ nguồn cung vaccine như Anh và Pháp đã khuyến khích người dân tiêm thêm mũi vaccine tăng cường thứ 3 để chống lại Omicron.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
Return to top