Thế giới

Khai trương Trung tâm vaccine công nghệ mRNA đầu tiên của châu Phi

ClockThứ Sáu, 21/04/2023 08:49
Một vai trò của trung tâm là định hướng cho các nhà sản xuất tại các nước nghèo, giúp họ có được kiến thức để sản xuất vaccine công nghệ mRNA với số lượng lớn và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

WHO kêu gọi các nước chia sẻ dữ liệu về hiệu quả của vaccine phòng bệnh đầu mùa khỉCần tiêm mũi tăng cường thứ 2 vaccine COVID-19 cho các nhóm dễ bị tổn thương

leftcenterrightdel
 Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu tại lễ khai trương trung tâm sản xuất vaccine công nghệ mRNA đầu tiên của châu Phi ngày 20/4, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus hoan nghênh đây là bước chuyển mang tính lịch sử nhằm giúp các nước nghèo được tiếp cận với các vaccine phòng bệnh.

Ông Ghebreyesus cho biết: “Dự án uy tín này sẽ đem lại bước chuyển thiết thực trong giải quyết vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt là công bằng trong đại dịch, để điều này không tái diễn nữa.”

Trung tâm này được đặt tại thành phố Cape Town của Nam Phi và từng sản xuất vaccine công nghệ mRNA trong phòng thí nghiệm và hiện đang nhân rộng và được cấp phép sản xuất vaccine của Moderna phục vụ thương mại.

Vaccine theo công nghệ này có thể được bảo quản ở nhiệt độ tương đối ấm, phù hợp với điều kiện kinh tế tài chính eo hẹp tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Vai trò khác của trung tâm trên là định hướng cho các nhà sản xuất tại các nước nghèo, giúp họ có được kiến thức để sản xuất vaccine công nghệ mRNA với số lượng lớn và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Đại dịch COVID-19 đã bùng phát từ đầu năm 2020, khiến châu Phi phụ thuộc rất lớn vào vaccine nhập khẩu.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Phi (CDC), đến nay chỉ gần 50% trong số 1,2 tỷ dân châu lục này đã được tiêm đủ mũi vaccine cơ bản ngừa COVID-19.

Với sự hỗ trợ của WHO, dự án Cape Town do công ty dược phẩm sinh học Biovac của Nam Phi, công ty công nghệ sinh học Afrigen và Hội đồng Nghiên cứu dược phẩm Nam Phi phối hợp vận hành.

Trung tâm có tiềm năng mở rộng sản xuất các loại vaccine và sản phẩm khác như insulin để điều trị tiểu đường, thuốc chữa ung thư và có thể các vaccine phòng các bệnh như sốt rét, lao phổi và HIV.

Quỹ vận hành trung tâm hiện có 117 triệu USD, chủ yếu do Liên minh châu Âu (EU), Pháp, Đức và Canada đóng góp./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top