Thế giới

WHO kêu gọi các nước chia sẻ dữ liệu về hiệu quả của vaccine phòng bệnh đầu mùa khỉ

ClockThứ Năm, 28/07/2022 19:17
TTH.VN - Trong bối cảnh số ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đã lên tới hơn 18.000 ca ở 78 quốc gia, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị tiêm phòng vaccine cho những người đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh và những người có nguy cơ tiếp xúc cao, bao gồm nhân viên y tế, nhân viên phòng thí nghiệm và người có nhiều bạn tình.

EU cấp phép sử dụng vaccine của Bavarian Nordic phòng đậu mùa khỉVaccine và cách phòng ngừa, điều trị bệnh đậu mùa khỉHãng dược phẩm Roche phát triển xét nghiệm PCR bệnh đậu mùa khỉWHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu

Thế giới hiện đã có hơn 18.000 ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở 78 quốc gia. Ảnh: Reuters/Thanhnien

Mặc dù vậy, “tại thời điểm này, chúng tôi không khuyến nghị tiêm phòng hàng loạt để chống lại bệnh đậu mùa khỉ”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Gebreyesus phát biểu hôm qua (27/7).

Ông Tedros cho biết một loại vaccine đậu mùa, được gọi là MVA-BN, đã được phê duyệt ở Canada, Liên minh châu Âu và Mỹ để sử dụng nhằm chống lại bệnh đậu mùa khỉ, trong khi hai loại vaccine khác là LC16 và ACAM2000 hiện đang được xem xét.

Cần thêm dữ liệu

Tuy nhiên, WHO nói rằng hiện vẫn thiếu dữ liệu về hiệu quả của vaccine đậu mùa khỉ, hoặc cần bao nhiêu liều. Do đó, WHO kêu gọi tất cả các quốc gia đang sử dụng vaccine cần thu thập và chia sẻ dữ liệu quan trọng về tính hiệu quả của các loại vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ.

Được biết, WHO đang phát triển khung nghiên cứu mà các quốc gia có thể sử dụng để tạo dữ liệu cần thiết nhằm hiểu rõ hơn về hiệu quả của các loại vaccine này trong việc ngăn ngừa lây truyền và mắc bệnh, cũng như cách sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Cần lưu ý rằng việc tiêm phòng sẽ không có hiệu quả bảo vệ ngay lập tức chống lại sự lây truyền hoặc nhiễm bệnh, và có thể phải mất vài tuần để vaccine phát huy tác dụng. Điều đó có nghĩa là những người được tiêm chủng nên tiếp tục thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mình, bằng cách tránh tiếp xúc gần gũi, bao gồm cả tình dục, với những người nhiễm hoặc nguy cơ nhiễm bệnh đầu mùa khỉ.

Số lượng vaccine giới hạn

Tổng giám đốc WHO cho biết hiện tại có những thách thức liên quan đến sự sẵn có của vaccine.

Mặc dù trên toàn cầu, có khoảng 16 triệu liều vaccine đậu mùa MVA-BN, nhưng hầu hết đều ở dạng dung dịch lưu trữ lượng lớn, có nghĩa là sẽ phải mất vài tháng để chiết rót và đóng lọ vaccine để có thể đưa vào sử dụng.

Trước bối cảnh đó, WHO kêu gọi các quốc gia có vaccine đậu mùa chia sẻ với các quốc gia không có vaccine. “Chúng ta phải đảm bảo việc tiếp cận công bằng với vaccine cho tất cả các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bệnh đậu mùa khỉ, ở tất cả các quốc gia, ở tất cả các khu vực”, ông Tedros nhấn mạnh. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng mặc dù vaccine là một công cụ quan trọng, song việc giám sát, chẩn đoán và giảm nguy cơ vẫn là trọng tâm để ngăn ngừa sự lây truyền và ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh này.

Giảm rủi ro lây nhiễm

Hiện tại, hơn 70% các ca nhiễm đậu mùa khỉ được báo cáo là thuộc Liên minh châu Âu và 25 % ở châu Mỹ. Cho đến nay, 5 trường hợp tử vong đã được ghi nhận và khoảng 10% số người nhiễm bệnh đã nhập viện để kiểm soát cơn đau.

Sau khi Tổng giám đốc WHO Tedros tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu hôm 23/7, nhiều nhà khoa học cho rằng tình trạng khẩn cấp này có thể sẽ kéo dài nhiều tháng, khi số ca bệnh hiện tăng gấp đôi cứ sau mỗi 2 tuần.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay có thể dừng lại nếu các quốc gia, cộng đồng và cá nhân thông báo tình hình với nhau, cẩn trọng với rủi ro và thực hiện các bước cần thiết để ngừng lây truyền và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương.

Theo WHO, sự kỳ thị và phân biệt đối xử có thể nguy hiểm như chính một loại virus, và có thể thúc đẩy sự bùng phát, từ đó kêu gọi sự hỗ trợ của các nền tảng truyền thông xã hội và các công ty công nghệ trong việc giải quyết vấn đề thông tin.

Ai cũng có thể nhiễm bệnh

Mặc dù 98% các ca nhiễm đậu mùa khỉ đến nay đều nằm trong số nam giới có quan hệ tình dục đồng tính, nhưng bất cứ ai bị phơi nhiễm đều có thể nhiễm bệnh, và trẻ em, phụ nữ mang thai và những người ức chế miễn dịch đều có nguy cơ mắc bệnh nặng.

Trẻ em có thể bị phát ban nhiều chỗ và bị mất nước. Nếu các khối u xuất hiện trên cổ, chúng có thể gây khó nuốt và bọn trẻ cũng có thể bị đau miệng dữ dội, chuyên gia về bệnh đậu mùa khỉ của WHO Rosamund Lewis cho biết.

Ngoài việc lây truyền qua tiếp xúc tình dục, bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây lan thông qua tiếp xúc gần giữa những người thân trong gia đình, chẳng hạn như qua việc ôm hôn, và trên các khăn, ga giường bị nhiễm virus.

Đáng chú ý, các nhà khoa học cho rằng việc lây truyền liên tục cũng có thể dẫn đến các đột biến khiến virus lây lan sang người dễ dàng hơn.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CA TỬ VONG ĐẦU TIÊN Ở NGƯỜI VÌ CÚM GIA CẦM H5N2:
WHO đang chờ dữ liệu giải trình tự gen đầy đủ

Hãng Thông tấn AFP ngày 7/6 dẫn nguồn tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, cơ quan này đang chờ dữ liệu giải trình tự gen đầy đủ, sau khi một người đàn ông tử vong vì cúm gia cầm ở Mexico, trường hợp người đầu tiên được xác nhận nhiễm chủng cúm gia cầm H5N2.

WHO đang chờ dữ liệu giải trình tự gen đầy đủ
NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 2024 (31/5):
WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ

Từ năm 1987, ngày 31/5 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới không thuốc lá, nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu đến đại dịch thuốc lá, cũng như đến tình trạng tử vong và bệnh tật cho hút thuốc gây ra.

WHO kêu gọi bảo vệ giới trẻ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét

Nhóm đặc nhiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) và sốt rét vừa hợp tác với Diễn đàn Reaching the Last Mile (RLM) công bố một đánh giá trên hơn 42.690 nghiên cứu cho thấy, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác động thực tế và tiềm ẩn của những thay đổi của các hình thái khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD.

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét
WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Return to top