Thế giới

Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu

ClockChủ Nhật, 26/06/2022 12:46
TTH.VN - 56 quốc gia thành viên thuộc Khối thịnh vượng chung vừa đưa ra những cam kết rộng rãi trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như thúc đẩy thương mại vào ngày 25/6 vừa qua, khi kết thúc một hội nghị thượng đỉnh kéo dài một tuần.

Biến đổi khí hậu – mối đe dọa an ninh lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình DươngCắt giảm khí thải của ngành hàng không để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận ParisBiến đổi khí hậu đứng sau các mô hình mưa bất thường ở châu Âu

Quốc kỳ của các quốc gia thành viên thuộc Khối thịnh vượng chung. Ảnh minh họa: worldatlas.com/TTXVN

Hội nghị thượng đỉnh Khối thịnh vượng chung được tổ chức từ ngày 20-25/6 tại thủ đô Kigali của Rwanda. Trong đó, chương trình nghị sự tập trung vào các tuyên bố liên quan đến phát triển bền vững, chăm sóc sức khỏe và bình đẳng giới, đồng thời tuyên bố các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung sẽ nỗ lực thực hiện các thỏa thuận quốc tế đã được ký kết trước đó, chẳng hạn như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Tại hội nghị thượng đỉnh, bà Patricia Scotland, người vừa tái đắc cử Tổng Thư ký Khối thịnh vượng chung nói với các phóng viên: "Chúng ta biết rằng, chúng ta đang ở trong tình trạng nguy cấp khi nói đến vấn đề biến đổi khí hậu, và các quốc gia thành viên nhỏ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng có thể mang tính sống còn".

Bên cạnh đó, bà Patricia Scotland cũng ca ngợi giá trị thương mại gia tăng giữa các quốc gia thành viên Khối thịnh vượng chung, đồng thời đưa ra dự báo​​ giá trị thương mại sẽ đạt mức 2 nghìn tỷ USD/năm vào năm 2030, sau sự sụt giảm trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Đáng chú ý, Khối thịnh vượng chung bao gồm khoảng 2,5 tỷ người, tương đương khoảng 1/3 dân số thế giới và hoạt động như một mạng lưới hợp tác với các mục tiêu chung.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Return to top