Thế giới

Tiến trình đàm phán IPEF đang được thúc đẩy để sớm hoàn thành

ClockThứ Bảy, 21/10/2023 08:49
TTH.VN - Chia sẻ với phóng viên báo The Business Times, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ Arun Venkataraman cho biết, các nhà đàm phán từ Mỹ, Singapore và 12 quốc gia khác đang nỗ lực làm việc một cách khẩn trương để hoàn thành các cuộc đàm phán về sáng kiến Khung kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) càng sớm càng tốt.

Vòng đàm phán IPEF lần thứ 6 sẽ diễn ra tại MalaysiaThái Lan sẽ đăng cai vòng đàm phán IPEF lần thứ 5Vòng đàm phán mới về IPEF sẽ diễn ra trong tuần nàyThúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình DươngMỹ tổ chức hội nghị IPEF trực tuyến nhằm mở rộng can dự với châu Á

 Một cuộc họp cấp bộ trưởng trong khuôn khổ IPEF vừa qua. Ảnh minh hoạ: Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc/Vietnam+

Theo đó, một thoả thuận về trụ cột đầu tiên trong 4 trụ cột về chuỗi cung ứng đã đạt được vào tháng 5 và hiện các cuộc thảo luận còn lại đang tăng tốc để hoàn thành đàm phán đối với 3 trụ cột về thương mại, nền kinh tế sạch và nền kinh tế công bằng.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quan Mỹ ở Singapore, Trợ lý Arun Venkataraman nhận xét: “IPEF là trọng tâm trong cam kết kinh tế của chúng tôi với khu vực này. Điều này được thể hiện rõ nhất khi chỉ riêng trong năm nay, chúng tôi đã có 4 hoặc 5 vòng đàm phán và khi chúng tôi thảo luận, các nhóm chuyên gia của chúng tôi đang có mặt tại Kuala Lumpur để tham gia một vòng đàm phán khác và họ đang tập vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

Tuần trước tại Washington, Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã bày tỏ hi vọng về “tiến bộ đáng kể” trong các cuộc thảo luận về IPEF vào thời điểm Mỹ tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại San Francisco vào tháng tới.

Được biết, IPEF được thành lập vào tháng 5/2022, là sáng kiến kinh tế chính của Tổng thống Mỹ Joe Biden và chính quyền của ông ở châu Á. Đây là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường hợp tác kinh tế với châu Á, sau khi người tiền nhiệm là Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

14 đối tác của IPEF là Australia, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam. Cùng nhau, họ chiếm 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và khoảng 28% thương mại hàng hoá và dịch vụ của thế giới.

Trợ lý Arun Venkataraman cho biết, bước đột phá trong việc đạt được thoả thuận về chuỗi cung ứng sau một năm ra mắt IPEF cho thấy những gì có thể làm được khi các đối tác cùng nhau hợp tác và cùng quan điểm.

Thoả thuận về chuỗi cung ứng rất đang chú ý vì đây là thoả thuận đa quốc gia đầu tiên nhằm tăng cường khả năng phục hồi và kết nối của chuỗi cung ứng thông qua các hành động tập thể và cá nhân.

“Chúng tôi rất tích cực trong việc theo đuổi tiến bộ trên các trụ cột khác. Tôi chia sẻ tham vọng rằng chúng tôi mong muốn đạt được tiến bộ đáng kể và tôi tin rằng chúng tôi sẽ đạt được điều đó trong những tuần tới. IPEF được phát triển trong thời kỳ đại dịch, trong bối cảnh dễ bị tổn thương và thách thức mà đại dịch gây ra đã bộc lộ rõ ở tất cả các nền kinh tế của chúng ta. Nó chứng tỏ sự cần thiết phải tăng cường gấp đôi quan hệ đối tác với bạn bè và các nước đối tác trên khắp thế giới”, Trợ lý Arun Venkataraman nhận định.

Trong một thông tin có liên quan, Trợ lý Arun Venkataraman, đồng thời là Cục trưởng Thương vụ Mỹ đã đưa ra các thông tin cập nhật về tiến trình của Quan hệ đối tác vì sự tăng trưởng và đổi mới (PGI) giữa Singapore và Mỹ.

Sáng kiến này mở đường cho những cách thức mới nhằm tăng cường hội nhập kinh tế giữa Mỹ và Đông Nam Á, được Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đưa ra vào tháng 10/2021.

Được biết, PGI đặt mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các công ty Mỹ và Singapore bằng cách tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư trong 4 lĩnh vực, bao gồm nền kinh tế kỹ thuật số và thành phố thông minh; chuỗi sản xuất và cung ứng tiên tiến; công nghệ năng lượng sạch và môi trường và chăm sóc sức khoẻ.

Theo phạm vi của PGI, các nhà lãnh đạo chính phủ và ngành cũng sẽ có buổi gặp và họp bàn để thảo luận về cách tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Đến nay đã có hơn 100 công ty tham gia các hoạt động mang thương hiệu PGI.

Trợ lý Arun Venkataraman cho biết, PGI được thành lập với mục đích đưa mối quan hệ thương mại song phương lên một tầm cao hoàn toàn mới, bằng cách tìm ra hướng để mở các cơ hội thương mại mới và thể hiện sự liên kết trong một loạt các lĩnh vực chính sách khác nhau. Trong mỗi lĩnh vực đó, các nước có thể kết nối các ngành của mình lại với nhau và thể hiện hợp tác thương mại, cũng như triển khai hỗ trợ đầu tư hai chiều đáng kể, qua đó không chỉ tạo ra việc làm mà còn thực sự làm sâu sắc thêm mối quan hệ hội nhập kinh tế.

Theo số liệu mới nhất hiện có, Mỹ là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Singapore, với tổng vốn đầu tư trị giá 310 tỷ USD vào năm 2022.

Với 310 tỷ USD, quy mô đầu tư của Mỹ vào Singapore lớn hơn đầu tư của Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại. Cùng lúc đó, Singapore cũng là nhà đầu tư châu Á lớn thứ ba của Mỹ sau Nhật Bản và Hàn Quốc, với nguồn vốn đầu tư trị giá 57,5 tỷ USD vào năm 2022. Giới chuyên gia nhận xét, khi các công ty Mỹ theo đuổi việc đa dạng hoá hơn nữa chuỗi cung ứng, Singapore và Đông Nam Á sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top