Thế giới
Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 75:

Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai

ClockThứ Hai, 23/05/2022 17:09
TTH.VN - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus được nhận định sẽ ghi dấu ấn lịch sử khi ông chủ trì cuộc họp thường niên của tổ chức là Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 75, diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ), với sự tham gia của gần 200 quốc gia thành viên.

Nhiều nước công bố thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bỉ cách ly 21 ngày với người nhiễmWHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầuCần đoàn kết và sẵn sàng trước khủng hoảng y tếThế giới kỷ niệm Ngày quốc tế phòng chống bạch tạngĐại hội đồng Y tế thế giới đưa ra cam kết dinh dưỡng

Hình ảnh tại buổi lễ khai mạc Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 75 đang diễn ra ở Geneva (Thụy Sĩ) từ 22-28/5. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Trong một sách trắng gần đây được ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra để lên kế hoạch cho tương lai của an ninh y tế toàn cầu, vị lãnh đạo đã bắt đầu bằng cách trích dẫn lời nhà sử học Hy Lạp cổ đại Thucydides, người muốn thế giới học hỏi và rút ra bài học từ những sai lầm của trận dịch hạch tàn khốc ở Athens vào năm 430 trước Công nguyên.

Gần 2.500 năm sau và sau khi dịch COVID-19 đã cướp đi mạng sống của ít nhất 15 triệu người trên toàn cầu, tránh lặp lại những sai lầm chết người trong một tương lai đại dịch là chủ đề bất thành văn của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 75 năm nay.

Đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành khi các đại biểu gặp nhau. Các quốc gia hiện đang phân cực hơn bao giờ hết về cách làm thế nào để đối phó tốt nhất với cuộc khủng hoảng sức khỏe lớn nhất thế giới. Thêm vào đó, hiện những nỗ lực tiêm chủng trên thế giới vẫn chưa hoàn thành.

Ai cần tăng cường hành động?

Theo đó, sách trắng của ông Tedros - tài liệu sẽ được thảo luận tại Đại hội đồng, sẽ vẽ nên tương lai, trong đó Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ tăng cường sức mạnh và hành động ở vị trí trung tâm của tiến trình chuẩn bị sẵn sàng cho các trường hợp khẩn cấp về y tế.

Các phần trong kế hoạch của ông được những người theo dõi hoạt động của WHO coi là một cú hích quyền lực, bao gồm đề xuất thành lập một hội đồng cấp cứu y tế toàn cầu “có liên hệ và liên kết” với WHO.

Được biết, tại buổi lễ khai mạc Đại hội đồng Y tế Thế giới diễn ra ngày 22/5, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus gửi đi thông điệp rằng mặc dù số ca nhiễm và tử vong gây nên do COVID-19 đã giảm, song vẫn chưa đến lúc để hạ thấp cảnh giác.

Tuy ở nhiều quốc gia, tất cả các hạn chế đã được dỡ bỏ và cuộc sống dần quay trở lại quỹ đạo bình thường như trước khi dịch bệnh xuất hiện, song vẫn có đến 70 quốc gia ở tất cả các khu vực báo cáo có số ca nhiễm tăng.

Khoảng cách toàn cầu trong phản ứng đối phó với COVID-19

Tuy đồng ý rằng đã có sự tiến bộ trong công tác đối phó với đại dịch khi 60% dân số thế giới đã được tiêm chủng, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus vẫn nhắc nhở rằng gần 1 tỷ người ở các quốc gia thu nhập thấp vẫn chưa được chủng ngừa khỏi COVID-19.

“Đại dịch chưa kết thúc ở bất kỳ đâu, cho đến lúc nó kết thúc ở tất cả mọi nơi. Chỉ có 57 quốc gia đã tiêm chủng cho 70% dân số và trong số này gần như đều là các nước có thu nhập cao”, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định.

Thêm vào đó, sự lây nhiễm ngày càng tăng đồng nghĩa rằng sẽ có nhiều ca tử vong hơn và nguy cơ xuất hiện biến thể mới cũng cao hơn. Sự suy giảm của tiến trình xét nghiệm và giải trình tự gene virus nghĩa là “chúng ta đang tự che mờ mắt trước sự tiến hóa của virus”, ông Tedros nói.

Một số quốc gia hiện vẫn chưa đủ cam kết chính trị để triển khai tiêm chủng vaccine, khoảng cách về năng lực hoạt động và tài chính vẫn tồn tại.

Các ưu tiên của Đại hội đồng Y tế Thế giới

Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 75 đang được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) từ ngày 22-28/5. Đây là Đại hội đồng Y tế được tổ chức theo hình thức trực tiếp đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát.

Tại cuộc họp, đại biểu các nước ra quyết định về các mục tiêu và chiến lược y tế sẽ định hướng cho công tác y tế cộng đồng và công việc của Ban thư ký WHO nhằm đưa thế giới hướng tới một tương lai có sức khỏe hơn và hạnh phúc hơn cho tất cả mọi người.

Chủ đề của sự kiện năm nay là “Sức khỏe vì hòa bình, hòa bình vì sức khỏe”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trong 2 ngày 19-20/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tham vấn quy trình thí điểm, các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm chương trình GDMN. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1: Áp lực từ trường học

Tại Thừa Thiên Huế, nhiều trường học đang hướng đến xây dựng một môi trường giáo dục lý tưởng khi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp.

Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1 Áp lực từ trường học
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Return to top