Thế giới

LHQ: Cần đẩy mạnh đầu tư để đảm bảo tiếp cận nước sạch và vệ sinh

ClockThứ Sáu, 16/12/2022 07:52
TTH.VN - Các quốc gia cần tăng cường đầu tư để cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân (WASH) cho tất cả mọi người vào năm 2030, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cùng các đối tác cho biết.

Cần chính sách “Chuyển đổi Công bằng” để tạo ra 20 triệu việc làm xanhCOVID-19 lây lan nhanh do hàng tỷ người không được tiếp cận với nước sạchWHO nhấn mạnh tầm quan trọng của nước sạch trong việc ngăn ngừa NTDs

Trẻ em lấy nước sạch từ nguồn viện trợ ở thủ đô Sana'a của Yemen. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Mặc dù 45% các quốc gia đang trên đà đạt được các mục tiêu về nước uống vào cuối thập kỷ này, chỉ 1/4 các quốc gia có khả năng đạt được những mục tiêu về vệ sinh. Những phát hiện này vừa được đưa ra trong một nghiên cứu do WHO và Ủy ban về nước của LHQ (UN Water) công bố.

Được biết, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về khả năng tiếp cận với các dịch vụ WASH tại hơn 120 quốc gia, và cho thấy có hơn 75% quốc gia được báo cáo là không đủ kinh phí để thực hiện các kế hoạch và chiến lược liên quan.

Nhận định về vấn đề này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng: “Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khẩn cấp, đó là khả năng tiếp cận kém đối với nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân”.

Cuộc khủng hoảng này đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm, trong khi tần suất và cường độ của các sự kiện thời tiết cực đoan liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng, tiếp tục gây cản trở đến việc cung cấp các dịch vụ WASH an toàn, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói thêm.

Đáng chú ý, việc đảm bảo tất cả mọi người trên hành tinh đều được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh là 1 trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của LHQ đến năm 2030.

Qua đó, các đối tác kêu gọi tất cả các quốc gia và những bên liên quan mở rộng hỗ trợ cung cấp các dịch vụ WASH thông qua việc tăng cường quản trị, tài chính, giám sát, quy định, cũng như phát triển năng lực.

Các dữ liệu từ nghiên cứu nói trên sẽ cung cấp thông tin cho Hội nghị về nước của LHQ, sự kiện dự kiến được tổ chức tại trụ sở của LHQ ở New York (Mỹ) vào tháng 3/2023. Hội nghị này đánh dấu lần đầu tiên sau 50 năm, cộng đồng quốc tế sẽ xem xét tiến độ và cam kết hành động về nước và vệ sinh.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng lưới điện; xây dựng mới, sửa chữa lưới điện đạt chuẩn tại các địa phương đang xây dựng nông thôn mới (NTM)… sẽ góp phần phát huy các lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện
An toàn thực phẩm tại các trường học

Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nói chung và tại các cơ sở giáo dục (CSGD) nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên và học sinh, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại các CSGD trên địa bàn.

An toàn thực phẩm tại các trường học
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Return to top