Thế giới

LHQ: Lượng phát thải toàn cầu sẽ chỉ giảm 2% so với mức năm 2019

ClockThứ Tư, 15/11/2023 08:13
TTH.VN - Theo một báo cáo được Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố ngày 14/11, các chính phủ đang chưa đạt được tiến bộ đầy đủ trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

UNEP: Tiến trình thích ứng với biến đổi khí hậu đang bị đình trệIEA: Các nước giàu có phải tăng tốc trong cuộc đua đạt mức phát thải ròng bằng 0

 Khói thải bốc lên từ một nhà máy tại Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đáng chú ý, báo cáo nói trên được đưa ra chỉ vài tuần trước khi các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp tại Dubai để tham dự Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28), nơi sẽ chứng kiến các chính phủ thúc đẩy hành động về khí hậu lớn hơn, bao gồm khả năng loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trước năm 2050.

“COP28 phải là một bước ngoặt mang tính lịch sử trong thập kỷ quan trọng này”, ông Sultan Al Jaber, Chủ tịch COP28 nhận định.

Báo cáo của LHQ cho thấy, theo các kế hoạch khí hậu quốc gia hiện nay, được gọi là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), lượng khí thải có thể được dự báo tăng 9% so với mức được ghi nhận hồi năm 2010 vào cuối thập kỷ này, ngay cả khi các NDC được thực hiện đầy đủ.

Bên cạnh đó, lượng phát thải khí nhà kính sẽ giảm 2% so với mức của năm 2019 vào năm 2030, điều này cho thấy thế giới sẽ chứng kiến lượng phát thải đạt đỉnh trong thập kỷ này.

Con số này vẫn còn kém xa mức giảm 43% so với mức của năm 2019 mà Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của LHQ cho là cần thiết để duy trì mục tiêu 1,5 độ C của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Được biết, báo cáo của LHQ đã tiến hành phân tích gần 200 bản đệ trình, bao gồm 20 NDC mới hoặc được cập nhật, tính đến tháng 9/2023. Theo đó, các kế hoạch quốc gia đã có sự cải thiện nhẹ so với những tham vọng hồi năm ngoái.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top