Thế giới

LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

ClockThứ Bảy, 07/09/2024 07:01
TTH - Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

Châu Á - Thái Bình Dương: FAO kêu gọi hành động khi biến thể cúm gia cầm mới xuất hiệnFAO cảnh báo rừng đối mặt với căng thẳng gia tăng liên quan đến khí hậuSản lượng gạo toàn cầu dự báo sẽ tăng 11% trong 10 năm tới

 Người dân ở Sudan và Gaza đang “mất dần sức sống” vì nạn đói. Ảnh minh họa: AP/Báo Tin tức

Mức độ này thể hiện “tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng và cạn kiệt khả năng ứng phó”, với nguy cơ suy dinh dưỡng cấp tính và tử vong tăng cao đột ngột.

Báo cáo của Liên hợp quốc lưu ý: “Ngoài việc gây ra tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính và tử vong trên diện rộng chỉ trong thời gian ngắn, nạn đói còn gây ra những tác động to lớn về mặt con người, xã hội và kinh tế dài hạn”.

Bên cạnh đó, tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em và phụ nữ tại các quốc gia bị ảnh hưởng bởi nạn đói vẫn “ở mức cao dai dẳng”, với nhiều gia đình không đủ khả năng chi trả cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Ở Gaza là nghiêm trọng nhất

Victor Aguayo, Giám đốc chương trình dinh dưỡng của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã mô tả tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng vì nạn đói ở Gaza vô cùng nghiêm trọng, có thể nói là nghiêm trọng nhất trong lịch sử.

Tác động của xung đột và những hạn chế đối với hoạt động ứng phó nhân đạo đã dẫn đến “sự sụp đổ hoàn toàn” của các hệ thống lương thực, y tế và bảo vệ, từ đó gây ra hậu quả thảm khốc.

Thực tế là chế độ ăn của trẻ em ở Gaza cực kỳ nghèo nàn. Ước tính, hơn 90% trẻ em trong khu vực này mỗi ngày chỉ được ăn tối đa 2 loại thực phẩm và điều này kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Cùng với đó, nước sạch và vệ sinh ở đây cũng vô cùng thiếu. Khả năng nếu tính toán chính xác sẽ có hơn 50.000 trẻ em cần được điều trị ngay lập tức tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính, đòi hỏi sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế lẫn nhân viên dinh dưỡng.

Hành động ngay

Arif Husain, nhà kinh tế trưởng của WFP nhấn mạnh, gánh nặng khủng hoảng lương thực toàn cầu đang ngày càng gia tăng, từ 90 triệu người vào năm 2023 lên mức ước tính 99 triệu người trong năm 2024.

Qua đây, ông nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tiếp cận và tài trợ để giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hiệu quả, đảm bảo hỗ trợ sẽ đến với những người có nhu cầu và phải hỗ trợ bền vững.

Giải quyết nguyên nhân gốc rễ của nạn đói và suy dinh dưỡng cũng là điều tiên quyết phải thực hiện.

Cuối cùng, phải cập nhật nhanh chóng thông tin về nạn đói để khẩn trương phòng ngừa ngay từ đầu. “Không thể nói rằng có nạn đói xuất hiện ở một nơi nào đó vì chúng ta không có dữ liệu. Việc tiếp cận thông tin là đặc biệt quan trọng”, nhà kinh tế Arif Husain nhấn mạnh.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
Return to top