Thế giới

Liên Hiệp quốc dự báo ​phát triển con người toàn cầu giảm lần đầu tiên trong năm nay

ClockThứ Sáu, 22/05/2020 07:42
TTH.VN - Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) vừa lên tiếng cảnh báo, đại dịch COVID-19 “đang gây ra một cuộc khủng hoảng về phát triển con người”, với sự sụt giảm trong các lĩnh vực cơ bản của các tiêu chuẩn sống, dự kiến ​​sẽ được cảm nhận ở hầu hết các quốc gia, giàu và nghèo, ở mọi khu vực.

UNDP: Trẻ em chịu gánh nặng lớn nhất của nghèo đa chiềuLHQ: Nền kinh tế thế giới dự kiến giảm 3,2% trong năm nayLHQ kêu gọi 6,7 tỷ USD hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương

Người lao động nhập cư ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Một báo cáo của UNDP ước tính, sự phát triển của con người trên toàn cầu - thước đo kết hợp của giáo dục, sức khỏe và tiêu chuẩn sống của thế giới - đang trên đà giảm xuống lần đầu tiên kể từ khi khái niệm này được phát triển vào năm 1990.

Trong một số lĩnh vực, UNDP cho biết, các điều kiện hiện nay tương đương với mức độ thiếu hụt được chứng kiến gần nhất vào giữa những năm 1980.

“Trên thế giới, đại dịch sẽ để lại những vết sẹo rất sâu. Nếu không có sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, chúng ta có nguy cơ đảo ngược rất lớn những gì đã đạt được trong hai thập kỷ qua”, ông Achim Steiner, Tổng Giám đốc UNDP nhận định trong báo cáo.

Cho đến nay, hơn 5 triệu người đã nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới, với hơn 328.000 người tử vong, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

“Bất bình đẳng mở rộng và dai dẳng”

Một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu đồng nghĩa với việc các quốc gia phải đóng cửa, với nhiều nhà lãnh đạo thế giới áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người. Những biện pháp phong toả bao gồm đóng cửa các trường học, cấm tập trung công cộng và giãn cách xã hội, được dự báo ​​sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930.

Các đại dịch thường phơi bày những điểm yếu trong mọi xã hội, nhưng ngay cả trước khi COVID-19 bùng phát, UNDP cho biết, “bất bình đẳng mở rộng và dai dẳng” là một đặc điểm ở hầu hết mọi quốc gia.

 “Cuộc khủng hoảng này cho thấy, nếu chúng ta thất bại trong việc đưa sự bình đẳng vào bộ công cụ chính sách, nhiều người sẽ tụt lại hơn nữa phía sau. Điều này đặc biệt quan trọng đối với “những thiết yếu mới” của thế kỷ 21, chẳng hạn như tiếp cận Internet, giúp chúng ta hưởng lợi từ giáo dục từ xa, hỗ trợ y tế từ xa và làm việc tại nhà”, ông Pedro Conceicao, Giám đốc Văn phòng Báo cáo Phát triển Con người của UNDP cho biết trong báo cáo.

Tác động vào sức khỏe, giáo dục và thu nhập

Cũng theo báo cáo nói trên, thu nhập bình quân đầu người trên toàn cầu được dự báo ​​sẽ giảm 4% trong năm 2020, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, dịch bệnh COVID-19 có thể đẩy lên đến 60 triệu người vào tình trạng nghèo đói cùng cực.

Ngoài ra, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng dự báo, một nửa số người đang làm việc có thể mất đi công việc trong những tháng tới, khi chủng virus này được cho là gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu lên đến 10 nghìn tỷ USD.

Trong khi đó, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ước tính, 265 triệu người sẽ phải đối mặt với mức độ khủng hoảng của nạn đói, nếu không có hành động trực tiếp.

Những quốc gia đang phát triển và những quốc gia đang có khủng hoảng được dự báo ​​sẽ phải gánh chịu nặng nề nhất. Điều đó bao gồm những người dựa vào nền kinh tế phi chính thức, phụ nữ, những người khuyết tật, người tị nạn, những người đã phải di dời và những người phải chịu đựng sự kỳ thị.

“Thế giới đã chứng kiến ​​nhiều cuộc khủng hoảng trong 30 năm qua, bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn 2007-2009. Mỗi cuộc khủng hoảng đã tác động mạnh đến sự phát triển của con người, nhưng nhìn chung, những thành tựu về phát triển đã được tích lũy trên toàn cầu năm này qua năm khác. Đại dịch COVID-19 với tác động vào sức khỏe, giáo dục và thu nhập có thể thay đổi xu hướng này”, ông Achim Steiner lưu ý.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top