Thế giới

Liên Hiệp quốc kêu gọi 8 tỷ USD để tiêm chủng công bằng 40% dân số thế giới

ClockThứ Sáu, 08/10/2021 07:54
TTH.VN - Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 7/10 đã lên tiếng kêu gọi 8 tỷ USD, nhằm giúp tiêm chủng công bằng cho 40% người dân ở tất cả các quốc gia trên thế giới vào cuối năm nay.

IMF hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu khi đại dịch vẫn còn phức tạpWHO: Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 toàn cầu tiếp tục giảm

Vaccine ngừa COVID-19 được chuyến đến thủ đô Tbilisi, Gruzia theo Cơ chế tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa COVID-19 (COVAX). Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triển khai một kế hoạch nhắm mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số toàn cầu vào giữa năm 2022.

Trong đó, ông Antonio Guterres thúc giục Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thực hiện mong muốn của họ trong việc tiêm chủng cho thế giới, tại một hội nghị thượng đỉnh dự kiến được tổ chức ở thủ đô Rome (Italy) vào cuối tháng này.

Cho đến nay, hơn 6,3 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo Trang Our World in Data, chuyên về phân tích dữ liệu tập trung vào những vấn đề lớn toàn cầu, hơn một nửa người dân thế giới vẫn chưa nhận được ít nhất 1 liều vaccine COVID-19.

Đáng chú ý, chưa đến 5% người dân ở khu vực châu Phi được tiêm chủng đầy đủ, một quan chức y tế công cộng hàng đầu của lục địa này nói thêm.

Phát biểu tại một cuộc họp báo chung với Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu LHQ nhận định: "Toàn bộ hệ thống Liên Hiệp quốc đã thể hiện sự lãnh đạo, song chúng tôi không có sức mạnh. Sức mạnh nằm ở các quốc gia sản xuất vaccine hoặc có thể sản xuất vaccine, và ở các công ty".

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top