Thế giới

Liên Hiệp quốc làm việc với Mỹ và EU để đưa lương thực của Nga ra thị trường toàn cầu

ClockChủ Nhật, 21/08/2022 15:24
TTH.VN - Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres mới đây cho biết, Liên Hiệp Quốc đang làm việc với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) để khắc phục những trở ngại đối với thực phẩm và phân bón của Nga khi tiếp cận với thị trường thế giới.

Nga tiếp tục chuyển viện trợ nhân đạo cho người dân UkraineTàu nước ngoài vận chuyển ngũ cốc đầu tiên đến Ukraine kể từ tháng 2IMF hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình DươngChâu Âu nhất trí giảm tiêu thụ khí đốtUkraine hi vọng chuyến hàng đầu tiên sẽ thực hiện trong tuần này

Liên Hiệp quốc quyết đưa lương thực và phân bón Nga đến với thị trường toàn cầu sau xung đột. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Ông Antonio Guterres chia sẻ, theo một thỏa thuận do Liên Hiệp quốc làm trung gian đã được nhất trí tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước, với mục đích nhằm nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine vốn đã bị gián đoạn khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra hồi tháng 2, hơn 650.000 tấn ngũ cốc và thực phẩm khác đã được xuất khẩu.

“Một phần khác của thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc là đảm bảo khả năng tiếp cận của các sản phẩm thực phẩm và phân bón từ Nga không bị cản trở khi vào các thị trường toàn cầu”, Tổng thư ký Antonio Guterres cho biết.

Cũng theo ông, tuy các nước phương Tây có áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga, song các biện pháp này không áp dụng đối với thực phẩm và phân bón. Hiện nay, đang tồn tại một số trở ngại và khó khăn nhất định cần phải vượt qua liên quan đến vận chuyển, bảo hiểm và tài chính.

Công tác làm việc với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang được Liên Hiệp quốc tiến hành để tháo gỡ những trở ngại này.

Hiện nay, việc xuất khẩu thêm nhiều lương thực và phân bón ra khỏi Ukraine và Nga là điều quan trọng để tiếp tục trấn tĩnh thị trường hàng hóa và hạ giá cho người tiêu dùng.

Được biết, Nga và Ukraine chiếm khoảng 1/3 xuất khẩu lúa mì toàn cầu. Ngoài ra, Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón lớn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top