Thế giới

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

ClockThứ Sáu, 18/10/2024 18:41
TTH.VN - Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Nam Mỹ vượt kỷ lục về số vụ cháy rừngCháy rừng đẩy Canada vào top 4 quốc gia phát thải CO2 nhiều nhất thế giới năm 2023

 Khói bốc lên từ một vụ cháy rừng ở Canada. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đây là kết quả của một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Science. Theo đó, các vụ cháy rừng đang trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là ở một khu vực nhạy cảm với khí hậu là các khu rừng phương Bắc, trải dài từ Nga cho đến Bắc Mỹ. Các tác giả của nghiên cứu cho biết, lượng khí thải từ cháy rừng đã tăng gần gấp ba lần từ những khu rừng này trong 20 năm qua.

Nghiên cứu cho rằng, lượng khí thải tăng từ cháy rừng là do sự kết hợp của thời tiết thuận lợi hơn cho các vụ cháy rừng, và rừng phát triển nhanh hơn cung cấp vật chất hữu cơ dễ cháy. Cả hai xu hướng này đều được thúc đẩy bởi nhiệt độ tăng nhanh ở các vĩ độ cao ở phía Bắc, nơi đang nóng lên nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu do tình trạng biến đổi khí hậu.

"Xu hướng tăng mạnh về lượng khí thải từ cháy rừng ngoài nhiệt đới lớn hơn là một lời cảnh báo về tình trạng dễ bị tổn thương ngày càng tăng của rừng. Điều này đặt ra thách thức đáng kể đối với các mục tiêu toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu", ông Matthew Jones, tác giả chính của nghiên cứu, và là nhà nghiên cứu tại Đại học East Anglia ở Vương quốc Anh, cho biết.

Điều này là do rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu của Trái đất, hấp thụ khoảng một phần tư lượng carbon thải ra từ các hoạt động của con người, chẳng hạn như hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, các quốc gia trên thế giới cũng trông cậy vào việc tái trồng rừng và trồng rừng để giúp loại bỏ nhiều CO2 hơn khỏi khí quyển, “một kế hoạch chỉ có hiệu quả nếu cây vẫn đứng vững”, nhà nghiên cứu này lưu ý thêm.

Cuộc khủng hoảng cháy rừng ngày càng trầm trọng xảy ra vào thời điểm mà tình trạng đốt cháy các thảo nguyên và đồng cỏ đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể, dẫn đến tổng diện tích bị cháy rừng giảm khoảng 25% kể từ năm 2001. Tuy nhiên, ông Matthew Jones và các đồng tác giả cho rằng, lượng khí thải từ cháy rừng trên toàn cầu vẫn chưa giảm, vì lượng khí thải từ các vụ cháy rừng đã xóa bỏ mọi lợi ích về khí hậu có được từ sự sụt giảm của các đám cháy thảo nguyên và đồng cỏ.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra mức độ nghiêm trọng của cháy rừng tăng mạnh, một thước đo lượng carbon thải ra trên một đơn vị diện tích bị đốt cháy. Theo đó, con số này tăng gần 50% trên toàn cầu.

"Điều này báo hiệu các vụ cháy rừng đang gây ra nhiều thiệt hại hơn cho các hệ sinh thái rừng so với trước đây. Qua đó sẽ thách thức khả năng phục hồi của rừng và thu hồi lại lượng carbon đã mất sau các vụ cháy", tác giả chính của nghiên cứu nhận định.

Ngoài ra, các vụ cháy rừng xảy ra nhiều hơn không chỉ là vấn đề đối với khí hậu. Sự gia tăng này còn khiến nhiều cộng đồng và cơ sở hạ tầng gặp nguy hiểm hơn, đồng thời đẩy các dịch vụ chữa cháy vào tình trạng căng thẳng. Một trường hợp cấp bách đã xảy ra vào mùa hè này ở Canada, khi một vụ cháy rừng thảm khốc xảy ra ở thị trấn nghỉ dưỡng Rocky Mountain Jasper, thiêu rụi một phần cộng đồng Alberta và buộc hàng chục nghìn người phải di dời.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Bloomberg & The Japan Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu
Môi trường trở thành tâm điểm tại các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu sắp tới

Sự ấm lên toàn cầu, các loài thực vật và động vật biến mất, đất đai màu mỡ chuyển thành sa mạc, nhựa trong các đại dương, trên đất liền và trong không khí. Đây là những thách thức cấp bách về môi trường sẽ được chú ý trong vài tháng tới, khi Liên hợp quốc (LHQ) tổ chức 4 phiên họp quan trọng nhằm giải quyết các mối đe dọa chính đối với hành tinh.

Môi trường trở thành tâm điểm tại các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu sắp tới
WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
Return to top