Thế giới

Lưu lượng hành khách hàng không toàn cầu năm 2023 ước tính phục hồi gần mức trước đại dịch

ClockChủ Nhật, 18/06/2023 20:34
TTH.VN - Trong một báo cáo mới được công bố, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo lưu lượng hành khách hàng không toàn cầu dự kiến sẽ tăng 28,3% lên 4,35 tỷ lượt trong năm 2023, phục hồi lại gần mức trước đại dịch COVID-19 năm 2019, trong đó các hãng hàng không châu Á-Thái Bình Dương được hưởng lợi từ nhu cầu phục hồi mạnh mẽ.

IATA: Năm 2022, lưu lượng hàng không toàn cầu đã phục hồi hơn 2/3IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến ​​sẽ có lãi vào năm 2023Du lịch hàng không đang phục hồi mạnh, châu Á có xu hướng tụt lại phía sau

leftcenterrightdel
 IATA dự báo lưu lượng hành khách hàng không toàn cầu dự kiến sẽ tăng 28,3% lên 4,35 tỷ lượt trong năm 2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo IATA, số lượng hành khách di chuyển bằng đường hàng không ước tính sẽ tăng 3,39 tỷ lượt so với năm 2022 và đạt khoảng 96% so với tổng số 4,54 tỷ lượt khách hàng không của năm 2019, nhờ việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới để phòng chống COVID-19.

Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, được đo bằng doanh thu hành khách mỗi km (RPK), dự kiến sẽ tăng trên toàn thế giới. Hiệp hội này cho biết các hãng hàng không có trụ sở tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ có mức tăng trưởng nhu cầu cao nhất là 63% do mọi quốc gia trong khu vực đã dỡ bỏ các hạn chế đi lại vì đại dịch.

Ông Willie Walsh, Tổng giám đốc của IATA cho biết: “Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế phòng chống COVID-19 trong năm nay sớm hơn so với dự kiến”, đưa ngành này đi đúng hướng để cải thiện lợi nhuận nhanh hơn.

Theo báo cáo của IATA, các hãng hàng không có trụ sở tại châu Phi và Trung Đông được dự báo sẽ tăng lần lượt 30,1% và 20,8% về lưu lượng hành khách hàng không. Các hãng bay đến từ châu Âu sẽ có lượng hành khách tăng 19,6%, trong khi các hãng hàng không khu vực Bắc Mỹ sẽ chứng kiến mức tăng 16,5%.

IATA – tổ chức đại diện cho khoảng 300 hãng hàng không và chiếm 83% lưu lượng hàng không toàn cầu nhận định những dấu hiệu lạc quan từ nhu cầu đi lại bằng đường hàng không sẽ giúp ngành này vượt qua ước tính lợi nhuận cho năm 2023 mà chính IATA đã đưa ra trước đó.

Hiệp hội cho biết, tổng lợi nhuận ròng của ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ đạt 9,8 tỷ USD trong năm 2023, cao hơn gấp đôi so với dự báo tháng 12/2022 là 4,7 tỷ USD. Trước đó, ngành này đã bị lỗ ròng tổng cộng 3,6 tỷ USD trong năm 2022.

Trong năm nay, các hãng hàng không Bắc Mỹ dự kiến sẽ dẫn đầu với 11,5 tỷ USD lợi nhuận ròng, tăng 26,4% so với năm 2022 và lợi nhuận ròng tại các hãng hàng không châu Âu dự kiến sẽ tăng 24,4% lên 5,1 tỷ USD.

Trong khi đó, tổng doanh thu của toàn ngành hàng không được dự báo sẽ tăng 9,7% lên 803 tỷ USD, tương đương gần 96% so với mức năm 2019.

Tuy nhiên, ngành hàng không vẫn đang phải đối mặt với một số rủi ro kinh tế và địa chính trị. Theo IATA, việc tăng mạnh lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn để chống lạm phát có nguy cơ dẫn đến suy thoái kinh tế, trong khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng “có thể dẫn tới triển vọng tiêu cực đối với ngành hàng không toàn cầu”.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Kyodo News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Return to top