Thế giới

Malaysia: Khói mù ngày càng trầm trọng, nhiều trường học chuẩn bị đóng cửa

ClockThứ Ba, 03/10/2023 16:47
TTH.VN - Ngày 3/10, Bộ Môi trường Malaysia (DOE) cảnh báo tình trạng khói mù ở nước này đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, với nhiều nơi ghi nhận chất lượng không khí ở mức không tốt cho sức khỏe, làm dấy lên lo ngại về một đợt ô nhiễm mới do cháy rừng.

Không khí ô nhiễm tạo thuận lợi cho vi khuẩn lây lan và tăng nguy cơ kháng kháng sinhKhói mù độc hại vẫn ảnh hưởng nặng nề tới MalaysiaTạo mây làm mưa nhân tạo

Nhiều khu vực ở Malaysia đang đối mặt với tình trạng khói mù nghiêm trọng, chất lượng không khí ở mức không tốt cho sức khỏe. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước tình hình đó, Chính phủ Malaysia cho biết sẽ cố gắng làm mưa nhân tạo bằng cách tạo mây và nhiều biện pháp khác, bao gồm cả việc chuẩn bị đóng cửa nhiều trường học để đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí.

Hầu như vào mỗi mùa khô, khói từ các đám cháy do đốt rừng phát quang cho các đồn điền trồng cọ và làm giấy ở Indonesia sẽ che phủ bầu trời ở phần lớn khu vực, gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng và khiến các nhà điều hành du lịch cũng như các hãng hàng không lo lắng.

Trong một tuyên bố vào cuối ngày 2/10, ông Wan Abdul Latiff Wan Jaffar - người đứng đầu DOE, cho biết: chất lượng không khí của Malaysia đang tiếp tục xấu đi đến mức không tốt cho sức khỏe ở nhiều địa điểm trong nước, đặc biệt là ở phía tây Bán đảo Malaysia, với 11 khu vực ghi nhận chỉ số ô nhiễm không khí (API) ở mức không tốt cho sức khỏe.

Tính đến 5 giờ chiều ngày 2/10, những nơi có chỉ số API cao nhất là Cheras ở Kuala Lumpur (160), Nilai (161) và Seremban (156) ở Negeri Sembilan.

Chỉ số API từ 0 đến 50 cho thấy chất lượng không khí tốt; 51 đến 100 là mức trung bình; 101 đến 200: không tốt cho sức khỏe; 201 đến 300: rất không tốt cho sức khỏe; và từ 300 trở lên được xếp vào mức nguy hiểm.

Tuần trước, Malaysia nói rằng các vụ cháy rừng ở nước láng giềng Indonesia đã gây ô nhiễm cho đất nước. Cùng ngày, Bộ Môi trường Malaysia cho biết Trung tâm Khí tượng chuyên ngành ASEAN (ASMC) đã phát hiện gần 250 “điểm nóng”, cho thấy có đám cháy, trên đảo Sumatra của Indonesia và một phần đảo Borneo, nhưng không có điểm nóng nào ở Malaysia.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar tuyên bố không phát hiện khói mù từ cháy rừng ở Indonesia lan sang các nước láng giềng như Malaysia.

Ông Wan Abdul Latiff cho biết nỗ lực làm sạch không khí bằng mưa nhân tạo và các biện pháp khác để đối phó với tình trạng ô nhiễm sẽ có hiệu lực khi chỉ số API lên tới 150 trong hơn 24 giờ.

Đồng thời, các trường học và nhà trẻ sẽ phải dừng mọi hoạt động ngoài trời khi chỉ số API vượt quá 100 và sẽ được lệnh đóng cửa khi API vượt quá 200.

Trong khi đó, nhóm môi trường Greenpeace kêu gọi các nước trong khu vực đưa ra luật để ngăn chặn các đồn điền gây ô nhiễm không khí. Trong một tuyên bố, chiến lược gia của Greenpeace khu vực Đông Nam Á nhấn mạnh rằng “việc ban hành đạo luật chống khói mù xuyên biên giới trong nước là cần thiết để đóng vai trò ngăn chặn”.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 19:
“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Con đường bước ra thế giới”

Diễn ra trong các ngày từ 13 đến 15/12, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 19 có chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới” do Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức. Đây không chỉ là dịp để các nhà khoa học chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, mà còn là cơ hội cập nhật các tiến bộ kỹ thuật và giải pháp mới nhằm giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao chất lượng sống của người dân.

“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Con đường bước ra thế giới”
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top