Thế giới

Mất đa dạng sinh học là nguyên nhân lớn nhất gây nhiều lo ngại về bệnh truyền nhiễm

ClockThứ Tư, 15/05/2024 05:56
TTH - Con người đang làm cho hành tinh trở nên nóng hơn, ô nhiễm hơn và ít thân thiện hơn với nhiều loài, và những thay đổi này đang thúc đẩy sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm pháTuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Tình trạng mất đa dạng sinh học đe dọa cuộc sống con người ở nhiều khía cạnh. Ảnh minh họa: Getty Image 

Theo các nhà khoa học, khí hậu ấm nóng hơn, ẩm ướt hơn có thể mở rộng phạm vi của các loài vectơ như muỗi, trong khi mất môi trường sống có thể đẩy các loài động vật mang mầm bệnh tiếp xúc gần hơn với con người.

Đáng lưu ý, một nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Nature cho thấy sự mất đa dạng sinh học là nguyên nhân môi trường lớn nhất gây ra các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm, khiến các dịch bệnh này trở nên nguy hiểm và lan rộng hơn.

Các bệnh truyền nhiễm mới đang ngày càng gia tăng và thường bắt nguồn từ động vật hoang dã. Trong phân tích trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trong số tất cả các “biến đổi toàn cầu” đang phá hủy hệ sinh thái, việc mất đi các loài là nguyên nhân lớn nhất làm tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm. Mất đa dạng sinh học sẽ kéo theo biến đổi khí hậu và du nhập các loài không bản địa.

Các chuyên gia đã phân tích gần 1.000 nghiên cứu về những nguyên nhân môi trường trên phạm vi toàn cầu gây ra bệnh truyền nhiễm, ở tất cả các châu lục ngoại trừ Nam Cực, để từ đó “thông điệp dễ nhận thấy là sự mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và các loài du nhập đang làm gia tăng các dịch bệnh…”, Giáo sư Jason Rohr, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Notre Dame (Mỹ) nêu rõ.

Thực tế, sự quan tâm đến các bệnh lây truyền từ động vật đã tăng lên kể từ đại dịch COVID-19 – dịch bệnh mà một số nhà nghiên cứu tin rằng đến từ loài dơi. Nhiều dịch bệnh khác hiện đang gây báo động cho các cơ quan y tế toàn cầu, trong đó có cúm lợn và cúm gia cầm - cũng có nguồn gốc từ động vật hoang dã. 3/4 số bệnh mới nổi ở người là bệnh lây từ động vật sang người, nghĩa là chúng cũng lây nhiễm sang động vật hoang dã và vật nuôi trong nhà.

Trước những lo ngại này, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết phải giảm lượng phát thải khí nhà kính, giảm mất đa dạng sinh học và ngăn chặn các loài xâm lấn khi đây được xem những động thái hữu ích có thể giúp kiểm soát và làm giảm gánh nặng bệnh tật.

“Chúng tôi hy vọng những phân tích này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực kiểm soát, giảm thiểu và giám sát dịch bệnh trên toàn cầu”, các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Samsung note 20 ultra bị sọc màn hình, nguyên nhân & cách khắc phục

Samsung note 20 ultra bị sọc màn hình là một vấn đề thường gặp trên dòng điện thoại Samsung cao cấp này. Hiện tượng này xảy ra khi màn hình của máy xuất hiện các đường kẻ ngang hoặc dọc, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng của người dùng. Vậy khi Note 20 Ultra gặp phải tình trạng sọc màn hình, người dùng cần phải xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp hữu ích để khắc phục vấn đề này hiệu quả.

Samsung note 20 ultra bị sọc màn hình, nguyên nhân  cách khắc phục
IATA lo ngại về mục tiêu giảm khí thải carbon trong ngành hàng không

Hãng Thông tấn The Straits Times ngày 5/6 dẫn nguồn tin từ Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho biết, mục tiêu giảm 5% lượng khí thải carbon trong ngành hàng không quốc tế vào năm 2030 có thể không đạt được trên cơ sở toàn cầu, một phần do việc sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững không đồng đều.

IATA lo ngại về mục tiêu giảm khí thải carbon trong ngành hàng không
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Return to top