Thế giới

Miễn dịch lai mang lại khả năng bảo vệ mạnh mẽ nhất chống COVID-19

ClockThứ Sáu, 01/04/2022 22:00
TTH - Hai nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Y khoa The Lancet Infectinous Diseases cho kết quả rằng, những người có “miễn dịch lai”, tức vừa tiêm chủng đầy đủ và đã từng nhiễm COVID-19 trước đó có khả năng miễn dịch bảo vệ chống lại COVID-19 mạnh nhất.

Biến thể phụ BA.2 đang chiếm ưu thế từ Ấn Độ cho đến MỹThời hậu COVID-19, Đông Nam Á nên tận dụng tiềm năng từ du lịch nội khối

“Miễn dịch lai” do đã từng nhiễm COVID-19 và tiêm chủng vaccine được nhận định là mang lại khả năng bảo vệ cao nhất. Ảnh minh họa: từ Internet/Người Lao động

Trên đây là kết quả khi một trong hai nghiên cứu đã phân tích dữ liệu sức khỏe của hơn 200.000 người vào năm 2020 và 2021 ở Brazil – quốc gia có số ca tử vong vì COVID-19 cao thứ hai thế giới.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh hai năm sau khi đại dịch xảy ra khiến gần 500 triệu người nhiễm bệnh và hàng tỷ người đã được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, các nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng đối với những người có khả năng miễn dịch tự nhiên sau khi khỏi bệnh sau nhiễm COVID-19.

Tác giả bài nghiên cứu Julia Croda, thuộc Đại học Liên Bang Mato Grosso do Sul cho biết, vaccine 2 mũi COVID-19 của Pfizer, AustraZeneca hay CoronaVac, cũng như vaccine 1 mũi của Johnson&Johnson đều cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể cho những người từng nhiễm.

Trong một ý kiến có liên quan, Pramod Kumar Garg thuộc Viện Khoa học công nghệ y tế liên hợp Ấn Độ nhận định: “Miễn dịch lai có được nhờ tiêm chủng và nhiễm bệnh tự nhiên có thể trở thành tiêu chuẩn toàn cầu và có khả năng bảo vệ lâu dài ngay cả với các biến thể mới nổi”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, một nghiên cứu khác thực hiện tại Thụy Điển chỉ ra rằng, những người đã khỏi bệnh sau nhiễm vẫn giữ được khả năng miễn dịch chống tái nhiễm cao trong tối đa 20 tháng. Cùng lúc, những người có miễn dịch lai với 2 mũi vaccine COVID-19 thậm chí có nguy cơ tái nhiễm thấp hơn đến 66% so với những người chỉ có miễn dịch tự nhiên.

Một nghiên cứu ở Qatar được công bố trên trang web medRxiv vào tuần trước đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về khả năng bảo vệ trước sự tấn công của Omicron nhờ miễn dịch lai. Cụ thể, tiêm 3 liều vaccine phòng COVID-19 có 52% hiệu quả chống lại nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng của biến thể phụ BA.2 của Omicron – nhưng con số đã tăng lên 77% khi bệnh nhân đã nhiễm trước đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng: “Khả năng miễn dịch lai do đã từng nhiễm COVID-19 và tiêm chủng gần đây mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ nhất” chống lại hai biến thể phụ BA.1 và BA.2.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Chung tay bảo vệ tài nguyên biển

Tài nguyên biển của Thừa Thiên Huế được đánh giá hội đủ và giàu về khoáng sản, thủy sản, du lịch, cảng biển…

Chung tay bảo vệ tài nguyên biển
Ảnh hưởng La Nina, khả năng xuất hiện bão, mưa lũ dồn dập vào cuối năm 2024

Ngày 13/6, đề cập về nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra liên tiếp như dông sét, mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương, trọng tâm là các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, là do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục đi qua khu vực Bắc Bộ và đới gió Đông Nam của khối không khí biển lấn từ phía Đông vào.

Ảnh hưởng La Nina, khả năng xuất hiện bão, mưa lũ dồn dập vào cuối năm 2024
Dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững

Đó là nội dung được trao đổi thảo luận tại hội thảo “Giải pháp dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững Trung Trường Sơn” do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) phối hợp với WWF-Việt Nam tổ chức tại TP. Huế vào ngày 5/6. Tham dự có lãnh đạo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) các sở ban, ngành đơn vị liên quan của 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam.

Dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững
Return to top