Thế giới

Thời hậu COVID-19, Đông Nam Á nên tận dụng tiềm năng từ du lịch nội khối

ClockThứ Năm, 31/03/2022 18:13
TTH.VN - Theo Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), khi các hạn chế đi lại vì đại dịch được nới lỏng, các quốc gia Đông Nam Á nên tập trung vào việc thu hút khách du lịch trong và ngoài khu vực để thúc đẩy nên kinh tế.

Indonesia kêu gọi xúc tiến hành lang du lịch ASEAN để tăng tốc phục hồi kinh tế khu vựcKhai mạc Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) lần thứ 40Mùa du lịch đến gần, Đông Nam Á chạy đua mở cửa lại biên giớiĐưa du lịch ASEAN thoát khỏi vòng xoáy của đại dịch COVID-19

Trong ASEAN, Thái Lan là điểm đến được yêu thích thứ 2, chỉ sau Singapore. Ảnh: Getty Image

Với những bãi biển hoang sơ, cảnh quan hùng vĩ và các nền văn hóa phong phú, có thể nói Đông Nam Á luôn lọt vào danh sách điểm đến du lịch của bất cứ ai. Khu vực này cũng sở hữu những con số đầy hứa hẹn: GDP tổng hợp của 10 nước ASEAN đạt 3.200 tỷ USD vào năm 2019, đưa ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên toàn cầu, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức.

Với các dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức cao và các cam kết vững chắc nhằm thực hiện một thị trường mở và hội nhập, ASEAN đang trên đường trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030.

Ngoài ra, 65% dân số trong khu vực dự kiến ​​sẽ thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030, với 60% trong số đó dưới 35 tuổi, khiến họ trở thành “người tiêu dùng hoàn hảo” cho thị trường du lịch quốc tế với nhiều dịch vụ phù hợp với giới trẻ như du lịch kết hợp với học tập, đào tạo nghề, tình nguyện và du lịch cá nhân.

Chi tiêu mạnh cho du lịch

Năm 2019, ASEAN-6, gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Việt Nam, đã chi gần 90 tỷ USD cho chi tiêu du lịch quốc tế, bao gồm cả các khoản thanh toán cho các hãng vận tải nước ngoài để di chuyển quốc tế.

Theo đó, tổng chi tiêu cho du lịch quốc tế của ASEAN-6 đạt xấp xỉ 1/3 mức chi tiêu của Trung Quốc, quốc gia chi tiêu lớn nhất trong lĩnh vực du lịch toàn cầu và đóng góp gần 20% tổng chi tiêu cho du lịch quốc tế. Trong nhóm ASEAN-6, Singapore là quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho du lịch quốc tế, với 25,24 tỷ USD vào năm 2019. Tiếp theo là Thái Lan ở vị trí thứ hai với 16,85 tỷ USD.

Mặc dù ASEAN có sự tăng trưởng ổn định trong chi tiêu du lịch quốc tế trong những năm qua, nhưng đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch quốc tế. Tổng chi tiêu cho du lịch quốc tế của ASEAN-6 đã giảm từ 90 tỷ USD vào năm 2019 xuống còn 24,83 tỷ USD vào năm 2020. Tuy vậy, dấu hiệu phục hồi trong lĩnh vực này khá rõ rệt, khi mức chi trong năm 2021 tăng nhẹ lên 38,55 tỷ USD. Theo dự báo từ Economist Intelligence Unit, tổng chi tiêu cho du lịch quốc tế của ASEAN-6 sẽ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2024.

Các nhà phân tích cho rằng đây chính là thời điểm tốt để các quốc gia ASEAN khai thác triệt để tiềm năng du lịch từ chính những khách hàng trong nước và trong khu vực, thay vì chỉ chú trọng đến thị trường khách du lịch từ các khu vực và lục địa khác.

Đông Nam Á cần thúc đẩy du lịch nội 

Việt Nam mở cửa lại đón khách du lịch quốc tế từ 15/3. Ảnh: Baoquangnam

Trong bối cảnh chính sách chống dịch của các quốc gia vẫn còn nhiều khác biệt không đồng nhất, gây bất tiện cho du khách khi di chuyển đến các nước khác nhau, nhiều chuyên gia cho rằng Đông Nam Á nên tìm cách thúc đẩy, thu hút khách du lịch trong khu vực nhiều hơn, như một cách để tận dụng sự thuận tiện về khoảng cách di chuyển và các thủ tục liên quan.

Mặc dù không ít người coi ASEAN như một thị trường đồng nhất, nhưng khu vực này có các phân khúc thị trường rất đa dạng. Việc thu hút khách du lịch trong khu vực, theo đó, sẽ đòi hỏi sự hiểu biết về sự đa dạng và các hành vi du lịch của từng quốc gia.

Theo nghiên cứu của Ủy ban Du lịch Châu Âu, Singapore – quốc đảo nhỏ nhưng có sự kết nối toàn cầu cao, đã chứng kiến một lượng lớn du khách di chuyển đến Australia trong năm 2017. Trong khi đó, Indonesia - quốc gia đông dân nhất trong ASEAN, lại ghi nhận một lượng đáng kể du khách đến Saudi Arabia trong cùng năm. Điều này không có gì ngạc nhiên khi Indonesia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới và là nguồn thu nhập quan trọng của thị trường du lịch hành hương của Saudi Arabia.

Cũng rất thú vị khi phân tích sở thích của các công dân ASEAN. Trong một cuộc khảo sát gần đây do Viện ISEAS-Yusof Ishak công bố, Nhật Bản đứng đầu danh sách các điểm đến du lịch được yêu thích, với 22,8% công dân ASEAN chọn đất nước mặt trời mọc là điểm đến yêu thích của họ trong kỳ nghỉ.

Những người chọn Nhật Bản chủ yếu đến từ Lào, Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia. Trong khi đó, Liên minh châu Âu và ASEAN lần lượt đứng thứ hai và thứ ba trong danh sách điểm đến được yêu thích nhất, với 19,2% và 14,0% tỷ lệ phiếu bầu.

Trong số những người được hỏi chọn ASEAN là điểm đến yêu thích, Singapore là lựa chọn hàng đầu với 27,9%, tiếp theo là Thái Lan và Indonesia.

Ngoài du lịch nội khối, một số người ASEAN được hỏi cho biết đã chuyển sang du lịch nội địa do những gián đoạn trong du lịch toàn cầu bởi đại dịch COVID-19. Ví dụ, hơn một nửa số người được hỏi đến từ Thái Lan bày tỏ ý muốn thích đi du lịch trong nước.

Mặc dù có một lượng khách du lịch nước ngoài đầy hứa hẹn, nhưng nhiều nước ASEAN, đặc biệt là các nước đang phát triển, lại không được hưởng đặc quyền đi du lịch tự do. Công dân mang hộ chiếu một số nước ASEAN có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức khi đi du lịch, nhất là khi đến các nước có yêu cầu về lệ phí thị thực cao và thủ tục giấy tờ khắt khe.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng du lịch quốc tế sẽ sớm nhộn nhịp trở lại. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, việc thu hút khách du lịch ngay từ các nước láng giềng trong khối ASEAN sẽ là cơ hội tốt cho ngành du lịch của mỗi quốc gia Đông Nam Á. Hiện nhiều quốc gia như Thái Lan, Philippines, Campuchia, Việt Nam và Singapore đã chọn sống chung với đại dịch và đang mở rộng biên giới đón chào du khách.

Khi cuộc đua phục hồi kinh tế đang diễn ra gay gắt, đã đến lúc các quốc gia này phải xem xét nghiêm túc việc thu hút khách du lịch từ trong khối ASEAN đến thăm đất nước và giảm bớt các rào cản đối với việc đi lại xuyên biên giới giữa các nước trong khu vực, Channel News Asia nhấn mạnh.

Tố Quyên (Lược dịch từ CNA)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực
Return to top