Thế giới

Môi trường làm việc kém chất lượng là thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu

ClockThứ Sáu, 22/02/2019 21:28
TTH - Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, điều kiện làm việc nghèo nàn là vấn đề chính hiện đang xảy ra đối với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, trong đó có đến hàng triệu người buộc phải chấp nhận mưu sinh và làm quen với điều kiện làm việc hoàn toàn không phù hợp.

Chống biến đổi khí hậu có thể làm tăng việc làm, giảm bất bình đẳng

Điều kiện làm việc nghèo nàn, cơ hội làm việc thấp ảnh hưởng lớn đến cá nhân và cả thị trường việc làm toàn cầu. Ảnh: Catalunyaplural

Được ghi rõ trong báo cáo “Thế giới việc làm và triển vọng xã hội – xu hướng 2019” (WESO), các nhà phân tích chỉ ra rằng vào năm 2018, phần lớn trong số 3,3 tỷ lao động trên toàn cầu chịu đựng tình trạng không thỏa đáng trong an ninh kinh tế, phúc lợi và cơ hội bình đẳng.

Ngoài ra, với sự xuất hiện của tình trạng thiếu hụt công việc tử tế, ILO cảnh báo với tốc độ tiến bộ như hiện nay, đạt được mục tiêu về công việc tử tế dành cho tất cả mọi người như những gì đã đề cập trong các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), cụ thể là mục tiêu SDG 8 có vẻ là không thực tế đối với nhiều quốc gia.

Trong một ý kiến có liên quan, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu của ILO Damian Grimshaw cho hay: “Không phải cứ có việc làm là sẽ đảm bảo cho một cuộc sống tử tế. Đơn cử, có đến 700 người đang sống trong cảnh nghèo cùng cực hoặc nghèo, bất chấp việc họ đã có việc làm”. 

Trong số những vấn đề nổi cộm được nhắc đến là chậm tiến bộ về thu hẹp khoảng cách giới trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Cụ thể, chỉ có khoảng 48% phụ nữ đang làm việc trong lực lượng lao động toàn cầu, thấp hơn nhiều so với mức 75% của nam giới. Mặc dù tiềm năng lao động của phụ nữ được đánh giá khá cao, song lại không được tận dụng triệt để. Một vấn đề khác diễn ra là sự tồn tại của những việc làm phi chính thức với con số đáng kinh ngạc vào khoảng 2 tỷ người, chiếm 61% lực lượng lao động của thế giới. Thêm vào đó, hơn 1/5 thanh niên (dưới 25 tuổi) không được tuyển dụng, giáo dục hoặc đào tạo, gây ảnh hưởng khá lớn đến triển vọng làm việc trong tương lai của họ.

Tuy nhiên, bên cạnh những số liệu, thông tin tiêu cực, bản báo cáo cũng nhấn mạnh một số khả năng tiến bộ. Nếu nền kinh tế thế giới nỗ lực xoay xở tìm cách thoát khỏi những suy thoái nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ giảm hơn nữa tại nhiều quốc gia.

Sau nhiều nghiên cứu, bản báo cáo nhận định về tỷ lệ thất nghiệp của từng khu vực cho thấy: Tại châu Phi, lực lượng lao động sẽ mở rộng thêm 14 triệu người/năm. Song với tốc độ tăng trưởng kinh tế đến năm 2020 quá thấp, có thể người lao động vẫn sẽ không tìm thấy công việc trong môi trường làm việc đủ chất lượng. Tại Bắc Mỹ, dự kiến tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt mức thấp nhất vào khoảng 4,1% trong năm 2019. Trong khi đó, bất chấp kinh tế chứng kiến nhiều thành tựu và đang trên đà phục hồi, tỷ lệ việc làm trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe có thể sẽ chỉ tăng 1,4%/năm trong giai đoạn 2019 – 2020. Tại châu Á – Thái Bình Dương, mặc dù chứng kiến mức tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với các năm trước, song tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực vẫn sẽ duy trì ở mức 3,6% cho đến năm 2020, dưới mức trung bình toàn cầu.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ ILO)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á

Trên toàn cầu, lĩnh vực y tế chịu trách nhiệm cho khoảng 5% tổng lượng khí thải carbon – cao hơn cả ngành hàng không và vận chuyển. Nếu không được giải quyết, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2050, lượng khí thải carbon từ lĩnh vực này có thể tăng gấp 3 lần, trong đó một phần lớn bắt nguồn từ châu Á.

Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á
Return to top