Thế giới

Mục tiêu khí hậu mạnh mẽ hơn của EU khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế

ClockThứ Hai, 24/08/2020 21:25
TTH - Các nhà nghiên cứu ngày 24/8 nhận định, kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 55% so với mức của năm 1990 vào năm 2030 là khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế.

Australia cam kết đạt mục tiêu cắt giảm lượng khí thảiNghị sỹ Mỹ đề xuất chi 180 tỷ USD nhằm giảm khí thải carbon

Liên minh châu Âu đặt mục tiêu cắt giảm lượng phát thải khí CO2 xuống 55% vào năm 2030.    Ảnh minh họa: TTXVN

Trong tháng tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đề xuất một mục tiêu khí hậu mạnh mẽ hơn của EU cho năm 2030, nhằm hướng khối này tới mục tiêu hàng đầu là đưa lượng phát thải khí nhà kính về mức 0 vào năm 2050, giảm từ mức gần 4 tỷ tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương mà khối này hiện đang thải ra hàng năm. Ủy ban sẽ đề xuất mức giảm phát thải khí nhà kính 50% hoặc 55% cho năm 2030, tăng so với mục tiêu 40% hiện có. Điều này sẽ tạo cơ sở cho các cải cách theo kế hoạch của EU về thuế, chính sách năng lượng và thị trường carbon trong năm tới.

Giám đốc Điều hành Tổ chức Nghiên cứu Agora Energiewende có trụ sở tại Đức, ông Patrick Graichen nói với Hãng Thông tấn Reuters rằng: “Việc đạt được mục tiêu 55% là hoàn toàn có thể. Và nếu điều đó khả thi, tại sao chúng ta không tiến tới?”

Trong phân tích được công bố ngày 24/8, Agora Energiewende và Trung tâm Nghiên cứu Đức Oeko Institut đã chỉ ra cách mà EU có thể cải tiến các chính sách khí hậu của mình nhằm đạt được mục tiêu khí hậu nói trên. Theo đó, thị trường carbon của EU, bao gồm khí thải từ các nhà máy điện, công nghiệp và những chuyến bay của châu Âu có tiềm năng lớn nhất để cắt giảm lượng khí thải nhanh chóng.

Nhằm đạt được mục tiêu 55%, các nhà nghiên cứu cho hay, lượng khí thải được kiểm soát bởi Hệ thống Mua bán Khí thải (ETS) sẽ giảm xuống 61% so với mức của năm 2005, mức cắt giảm sâu hơn nhiều so với mức giảm 43% mà thị trường carbon được lên kế hoạch để đạt được vào năm 2030.

Điều đó sẽ đòi hỏi những cải cách đối với thị trường carbon, bao gồm giảm giới hạn phát thải lên tới 5,4% hàng năm kể từ năm 2025, so với tỷ lệ giảm 2,2% được lên kế hoạch như hiện nay.

Được biết, các quốc gia Tây Âu và Bắc Âu ủng hộ mức độ tham vọng hơn về giảm lượng phát thải khí nhà kính, trong khi các quốc gia Đông Âu từ chối xem xét mức cắt giảm lớn hơn. Các nhà nghiên cứu khẳng định, “không có con đường đáng tin cậy nào” hướng tới mục tiêu 55% cho năm 2030 mà không có sự đóng góp lớn hơn từ các quốc gia, như Ba Lan và Cộng hòa Séc, những quốc gia cho rằng ảnh hưởng kinh tế từ đại dịch COVID-19 sẽ khiến các mục tiêu khí hậu trở nên thách thức hơn.

Cũng theo các nhà nghiên cứu, để hỗ trợ các quốc gia có thu nhập thấp, EU cần dành kinh phí trong nguồn ngân sách tiếp theo cho việc xây dựng cải tạo địa phương và cơ sở hạ tầng sạc xe chạy bằng điện. Một lựa chọn khác là một hệ thống đấu giá giấy phép phát thải trên toàn EU đối với những lĩnh vực không thuộc thị trường carbon, trong đó số tiền thu được sẽ được chuyển đến những quốc gia nghèo hơn.

LÊ THẢO  

(Lược dịch từ Business Times & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Ưu đãi khó tin Bình ắc quy Globe 12v 12ah

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Return to top