Thế giới

Nghị sỹ Mỹ đề xuất chi 180 tỷ USD nhằm giảm khí thải carbon

ClockThứ Bảy, 16/11/2019 08:14
Ngày 14/11, các nghị sĩ Mỹ đã đề xuất một chương trình trị giá 180 tỷ USD trên quy mô toàn quốc để giúp những khu nhà ở xã hội trở nên sạch sẽ và thân thiện với môi trường hơn.

Mỹ: Đảng Dân chủ giới thiệu dự luật áp thuế carbonĐảng Dân chủ Mỹ công bố 10 ứng viên tham gia tranh luận tại AtlantaNước Mỹ một năm trước thềm bầu cử tổng thống 2020Bầu cử Mỹ 2020: Số tiền quyên góp của Tổng thống Trump tăng caoVòng tranh luận lần 3 của Đảng Dân chủ: Cuộc đua tam mã dần lộ diệnBầu cử Mỹ 2020: Tỷ lệ ủng hộ các ứng cử viên Dân chủ không thay đổi

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders (giữa). Ảnh: AFP/TTXVN

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, một ứng cử viên tiềm năng của đảng Dân chủ cho cuộc đua vào Nhà Trắng, là một trong những người bảo trợ kế hoạch này.

Theo Thượng nghị sĩ Sanders, kế hoạch trên sẽ giúp nâng cấp và trang bị thêm các tấm pin Mặt Trời cùng các nguồn năng lượng tái tạo cho mỗi căn nhà. Ông cho biết khoản đầu tư lên tới 180 tỷ USD cho kế hoạch này sẽ giúp giảm 97 triệu USD (tương đương  30%) chi phí nhà ở xã hội tại Mỹ mỗi năm, cũng như giảm chi phí năng lượng khoảng 613 triệu USD (khoảng 70%) và tạo ra 250.000 việc làm mỗi năm. Ông Sanders khẳng định kế hoạch này sẽ giúp tiết kiệm tiền cho các cơ quan phụ trách vấn đề nhà ở xã hội.

Số liệu thống kê của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ cho thấy các tòa nhà dân cư và thương mại đóng góp khoảng 12% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại nước này. Đầu năm nay, thành phố New York đã áp dụng một số biện pháp bắt buộc yêu cầu các tòa nhà cao tầng và quy mô lớn phải giảm 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 từ mức ghi nhận hồi năm 2005. 

Kế hoạch đầy tham vọng trên dựa trên Chính sách Tăng trưởng xanh mới do Quốc hội Mỹ đưa ra vào đầu năm nay nhằm kêu gọi xây dựng kế hoạch 10 năm của chính phủ về thúc đẩy năng lượng sạch và hướng nước Mỹ đạt tới ngưỡng trung tính về carbon vào năm 2030. 

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump và các nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa đã chỉ trích kế hoạch này là tốn kém và phi lý. Kế hoạch cũng gặp phải sự phản đối từ các nghị sĩ Dân chủ phái ôn hòa, những người đã đề xuất một kế hoạch chống biến đổi khí hậu nhằm giảm lượng khí thải carbon xuống mức 0% vào năm 2050 thay vì năm 2030.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Nghị sĩ Aoyagi Yoichiro: Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều tiềm năng hợp tác

Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3 - 7/12, phóng viên TTXVN tại Tokyo đã có cuộc phỏng vấn nghị sĩ Nhật Bản Aoyagi Yoichiro về hợp tác giữa Quốc hội hai nước, những đóng góp vào sự phát triển quan hệ song phương, cũng như triển vọng hợp tác trong thời gian tới.

Nghị sĩ Aoyagi Yoichiro Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều tiềm năng hợp tác
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top