Thế giới

Mục tiêu không có bệnh sốt rét ở châu Á – Thái Bình Dương nằm trong tầm tay

ClockThứ Tư, 26/04/2023 16:39
TTH.VN - Sốt rét hiện đã và đang tiếp tục là căn bệnh đe doạ tính mạng nghiêm trọng do 5 loài ký sinh trùng sốt rét Plasmodium truyền qua vết muỗi đốt của muỗi cái Anopheles bị nhiễm bệnh.

Lãnh đạo các nước cam kết hàng tỷ USD để chống lại bệnh AIDS, lao và sốt rétCuộc chiến chống bệnh AIDS, lao và sốt rét đã phục hồi sau COVID, nhưng vẫn chưa đủCam kết để có một khu vực Đông Nam Á không có sốt rétBioNTech sẽ phát triển vaccine sốt rét theo công nghệ mRNAWHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc gia

leftcenterrightdel
 Loại bỏ bệnh sốt rét yêu cầu sự nỗ lực của toàn bộ các quốc gia và người dân mỗi nước. Ảnh minh hoạ: Báo Điện tử Chính phủ

Báo cáo Sốt rét Thế giới năm 2022 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã báo cáo ước tính có khoảng 247 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét và khoảng 619.000 trường hợp tử vong do sốt rét trên toàn thế giới ghi nhận vào năm 2021, trong đó các quốc gia ở châu Phi có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao bất thường (lần lượt ở tỷ lệ 95% và 96%).

Khu vực Đông Nam Á của WHO đã báo cáo mức tăng 8,4% (dữ liệu năm 2021). Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO đã đảo ngược xu hướng tăng so với năm 2020 và chứng kiến số ca nhiễm sốt rét giảm 14% xuống gần mức của năm 2019. Khu vực Địa Trung Hải của WHO đã giảm 38% bệnh sốt rét ghi nhận từ năm 2000 – 2015, trước khi tăng 44% trong giai đoạn từ năm 2015  - 2021.

Vào ngày 2/4 vừa qua, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ và Liên minh Phòng chống Sốt rét của các nhà lãnh đạo châu Á – Thái Bình Dương đã tổ chức Hội nghị của các nhà lãnh đạo châu Á – Thái Bình Dương về Loại trừ Bệnh sốt rét để nhìn lại tiến trình phòng chống và đối phó với căn bệnh này, cũng như tái thiết cam kết chống lại bệnh sốt rét ở khu vực vào năm 2030.

Được biết, bản đồ sốt rét toàn cầu đã dần bị thu hẹp trong vài thập kỷ qua. Từ năm 1955 – 2023, 41 quốc gia và vùng lãnh thổ đã loại trừ được bệnh sốt rét bằng các công cụ sẵn có. Trong cùng thời gian, bệnh sốt rét ở 61 quốc gia khác đã biến mất mà không cần can thiệp cụ thể hoặc không tồn tại. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong số 48 nước, 20 nước vẫn còn bệnh sốt rét lưu hành và các biện pháp can thiệp tích cực và có mục tiêu ở những nước này có thể chấm dứt bệnh sốt rét.

Các chuyên gia y tế công cộng lưu ý, Bộ Y tế của các quốc gia có bệnh lưu hành và nhiều tổ chức toàn cầu (như Quỹ Toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Bill & Melinda Gates, Sáng kiến Sốt rét của Tổng thống Mỹ…) đã tham gia vào một hoạt động chưa từng có tiền lệ về hợp tác để chấm dứt bệnh sốt rét.

Hãy tưởng tượng một khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi không có ai tử vong vì sốt rét, không có ai đau ốm vì sốt rét, trẻ em không phải nghỉ học và việc học tập của các em không bị gián đoạn, phụ nữ mang thai sẽ an toàn hơn mà không bị sốt rét, mọi người không bỏ lỡ việc làm và đảm bảo đời sống gia đình một cách không bị gián đoạn, cùng với đó là các quốc gia không phải chi tiêu vĩnh viễn cho các chương trình điều trị và kiểm soát bệnh sốt rét.

Thành công gần đây trong nỗ lực loại trừ bệnh sốt rét ở Sri Lanka, Maldives và Trung Quốc đã mang lại cho chúng ta niềm lạc quan rằng bệnh sốt rét có thể được loài trừ ở các nước châu Á – Thái Bình Dương khác.

Tuy nhiên, cũng có những trăn trở cần chia sẻ. Những thách thức như xung đột dân sự, bất ổn chính trị, thiên tai, hệ thống y tế yếu kém và không có khả năng nhận được viện trợ bên ngoài là một số mối đe doạ cấp bách đối với các nỗ lực loại trừ bệnh sốt rét ở Myanmar, Pakistan, Afghanistan…

Từ ví dụ tình hình dịch ở Ấn Độ và cách nước này triển khai dự án loại trừ bệnh ở cấp địa phương, quốc gia và khu vực, giới chuyên gia lập luận bày tỏ sự tin tưởng rằng một Ấn Độ nói riêng và hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương không còn bệnh sốt rét sẽ là một kịch bản khả thi vào năm 2030. Có một yêu cầu hàng đầu đối với các nhà lãnh đạo các quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương rằng việc mở rộng chiến dịch vận động chính sách “Một quốc gia không có bệnh sốt rét bắt đầu từ tôi” triển khai từ châu Phi sang châu Á – Thái Bình Dương sẽ mang lại một sự thúc đẩy rất cần thiết.

Chiến dịch này nên được khởi xướng bởi các thủ tướng, các bộ trưởng y tế, quan chức của ngành liên quan từ các cấp huyện, thị…

Để mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét được thực hiện kịp thời, một khu vực châu Á – Thái Bình Dương không còn bệnh sốt rét sẽ phải là mục tiêu của tất cả mọi người và được nhìn nhận qua lăng kính của “Thập kỷ hợp tác” với cách tiếp cận chung tay hành động.

Một châu Á – Thái Bình Dương không còn bệnh sốt rét là mục tiêu khả thi vào năm 2030, bởi vì các xét nghiệm chẩn đoán, thuốc và công cụ kiểm soát an toàn, hiệu quả và giá cả phải chăng đã có sẵn và có thể tạo ra được trong khu vực.

Trừ khi toàn bộ khu vực đều không còn bệnh sốt rét, bằng không, sẽ khó để duy trì việc loại trừ bệnh sốt rét chỉ ở những khu vực đã đạt được mục tiêu này. Thách thức này có thể được khắc phục bằng sự hợp tác xuyên biên giới có ý nghĩa. Bây giờ chính là lúc nắm bắt thời cơ cho một cách tiếp cận chung nhằm chấm dứt vĩnh viễn bệnh sốt rét ở tất cả các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương thông qua lãnh đạo tập thể và đầu tư nguồn lực của chính phủ các quốc gia, cộng thêm đó là sự hỗ trợ bên ngoài một cách có mục tiêu, phù hợp và bền vững từ các cơ quan tài trợ.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top