Thế giới

Mỹ, Anh muốn tăng cường hợp tác với Ấn Độ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

ClockThứ Hai, 14/03/2022 07:05
TTH.VN - Chính phủ Mỹ và Anh mới đây đã nhất trí tăng cường quan hệ với Ấn Độ như một phần trong cam kết thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và theo đuổi cam kết kinh tế tích cực trong khu vực chiến lược quan trọng này.

Ấn-Trung nhất trí hoàn tất quá trình rút quân tại Đông LadakhMở ra giai đoạn mới cho quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt-NhậtTổng thống Trump đối mặt với áp lực chuyển giao chính quyền cho ông BidenSẵn sàng các phương án tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36Doanh nghiệp Mỹ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phòng chống COVID-19

Mỹ, Anh muốn tăng cường hợp tác với Ấn Độ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: iStock/TTXVN/Vietnam+

Tuyên bố được đưa ra trong cuộc tham vấn với sự tham gia của đại diện phía Mỹ là Điều phối viên phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Nhà Trắng Kurt Campbell và lãnh đạo từ Anh là Cố vấn An ninh Quốc gia David Quarrey.

Cụ thể, theo một tuyên bố chung, hai nước nhất trí hợp tác về các công nghệ quan trọng và mới nổi nhằm đảm bảo an ninh kinh tế và phản đối các hành vi ép buộc kinh tế.

Các nước nhất trí theo đuổi các thỏa thuận kinh tế tích cực ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm hỗ trợ chuyển đổi xanh như một phần của Sáng kiến Green Clean và Chương trình nghị sự Build Back Better World.

“Trong những tháng tới, Anh và Mỹ sẽ cùng hợp tác đầu tư vào quan hệ đối tác với các đảo ở Thái Bình Dương, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy hợp tác cụ thể với ASEAN và các quốc gia thành viên; cũng như nhằm tăng cường quan hệ với Ấn Độ”, trích dẫn tuyên bố chung của hai nước Mỹ và Anh sau các cuộc tham vấn về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho hay.

Theo đó, Ấn Độ, Mỹ và một số cường quốc khác trên thế giới đã cùng nhau bàn luận về sự cần thiết phải đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở và phát triển mạnh trong bối cảnh còn nhiều căng thẳng.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không trên biển, đảm bảo thương mại không bị cản trở, cũng như sự cần thiết phải giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Được biết, Mỹ có chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Anh cũng có kế hoạch ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hai nước nhất trí quyết định phối hợp trên khu vực này. Trong đó, cả hai chính phủ đều quyết tâm mở rộng và làm sâu sắc hơn mối liên kết và hợp tác tại đây.

Cụ thể, tuyên bố chung của Mỹ và Anh cho biết: “Hai bên hoan nghênh sự phối hợp ngày càng tăng giữa các đồng minh và đối tác ở Đại Tây Dương - Thái Bình Dương. Đặc biệt, Mỹ và Anh ghi nhận những cam kết chưa từng có từ các quốc gia ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, New Zealand và Singapore”.

Những bước đi này diễn ra vào thời điểm Mỹ, Anh và các đối tác châu Âu đang tăng cường gắn kết với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top