Thế giới

Mỹ cho nhân viên y tế mắc COVID-19 tiếp tục làm việc

ClockThứ Ba, 11/01/2022 15:19
Giữa làn sóng Omicron ở Mỹ, do thiếu nhân viên y tế, những nhân viên mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng vẫn được huy động làm việc tại các bệnh viện.

Những đối tượng được ưu tiên sử dụng vaccine ngừa Covid-19 ở MỹMỹ đặt mục tiêu sản xuất thêm 1 tỷ liều vaccine mRNA mỗi nămMỹ mở cửa biên giới với du khách nước ngoài sau 20 tháng hạn chếCDC Mỹ: Miễn dịch do vắc xin cao 5,5 lần so với miễn dịch sau khỏi bệnhCDC Mỹ: Nguy cơ tái nhiễm SARS-CoV-2 gấp 5 lần cao nếu không tiêm vaccine

Y tá làm việc ở đơn vị chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Y tế Dartmouth-Hitchcock ở bang New Hampshire (Mỹ)- Ảnh: AP

Ngày 11/1, Hãng tin AP cho biết các cơ quan y tế trên khắp nước Mỹ đang cho phép y tá và những nhân viên khác bị COVID-19 tiếp tục làm việc nếu họ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nào.

Hiện tại, nhiều bệnh viện đang thiếu nhân viên y tế trầm trọng trong bối cảnh số ca nhiễm ở Mỹ tăng vọt do biến thể Omicron.

Cuối tuần trước, nhà chức trách y tế bang California thông báo các nhân viên bệnh viện có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính nhưng không có triệu chứng có thể tiếp tục làm việc.

Một số bệnh viện ở bang Rhode Island và Arizona cũng thông báo nhân viên y tế có thể tiếp tục làm việc nếu họ không có triệu chứng hoặc chỉ bị bệnh nhẹ khi mắc COVID-19.

Biến thể Omicron đã đẩy số ca bệnh COVID-19 của Mỹ lên tới mức trung bình hơn 700.000 ca mỗi ngày, vượt qua kỷ lục năm trước.

Số lượng người Mỹ nhập viện do COVID-19 đang ở mức khoảng 110.000 người, chỉ thấp hơn so với mức đỉnh 124.000 bệnh nhân vào tháng 1/2021.

Nhiều bệnh viện không chỉ quá tải vì tiếp nhận nhiều bệnh nhân, mà còn thiếu hụt trầm trọng các nguồn lực vì có quá nhiều nhân viên y tế mắc COVID-19. Tuy nhiên, dường như biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn so với Delta.

Tháng trước, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết nhân viên y tế mắc COVID-19 không có triệu chứng có thể trở lại làm việc sau 7 ngày có kết quả xét nghiệm âm tính, và thời gian cách ly có thể được cắt giảm thêm nếu thiếu nhân viên trong bệnh viện.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top