Thế giới

Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn

ClockThứ Ba, 13/04/2021 15:08
TTH.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua (12/4) tuyên bố sẽ tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng chất bán dẫn của nước này trong bối cảnh nguồn cung chip toàn cầu đang thiếu hụt nghiêm trọng, với kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD cho ngành này.

Tình trạng thiếu chip làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô Nhật BảnChi tiêu cho thiết bị sản xuất chất bán dẫn sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2021

Tình trạng khan hiếm chip ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành công nghiệp ô tô và điện tử trên toàn cầu. Ảnh minh họa: Vietnamnet

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến liên quan đến ngành công nghệ chip và ô tô, Tổng thống Biden cho biết nước Mỹ và nhiều công ty lớn của các nước khác đang đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực như chất bán dẫn và pin. Hội nghị có sự tham dự của nhiều giám đốc điều hành từ các công ty của Mỹ, Công ty Điện tử Samsung (Hàn Quốc) và Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan.

Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA), chính quyền Tổng thống Biden đã và đang đẩy mạnh các lời kêu gọi tạo ra chuỗi cung ứng an toàn cho chất bán dẫn và các khoáng chất quan trọng như đất hiếm, trước lo ngại Mỹ đang phụ thuộc vào Trung Quốc về những mặt hàng này.

Thực tế, tình trạng thiếu chip toàn cầu gần đây đã làm chậm hoạt động của các nhà máy sản xuất ô tô ở Mỹ, dẫn đến nguy cơ ngành sản xuất ô tô và xe tải hạng nhẹ của Mỹ có thể thiếu hụt 1,3 triệu chiếc trong năm nay.

Trước tình hình đó, các nỗ lực để thúc đẩy chuỗi cung ứng chất bán dẫn được cho là sẽ nằm trong chương trình nghị sự trong cuộc gặp trực tiếp của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật BảnYoshihide Suga vào ngày 16/4 tới tại Nhà Trắng, khi cả hai đều coi vấn đề này là mối đe dọa đối với kinh tế và an ninh quốc gia.

Tuần trước, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng liên minh Mỹ-Nhật là nền tảng của hòa bình, an ninh và thịnh vượng, và đó là "một trong những lý do tại sao chúng tôi đang nỗ lực tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, bao gồm chuỗi cung ứng".

Theo SIA, tỷ trọng năng lực sản xuất chip toàn cầu tại Mỹ đã giảm từ 37% năm 1990 xuống còn 12% hiện nay. “Sự sụt giảm này phần lớn là do các khoản trợ cấp của chính phủ các đối thủ cạnh tranh, đặt Mỹ vào thế bất lợi về cạnh tranh để có thể thu hút xây dựng mới các cơ sở sản xuất chất bán dẫn”, SIA cho biết, từ đó hoan nghênh lời kêu gọi của Tổng thống Biden về kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD vào nghiên cứu và sản xuất chip bán dẫn.

Đề xuất này nằm trong kế hoạch đầu tư trị giá 2 nghìn tỷ USD nhằm tạo ra hàng triệu việc làm và xây dựng lại cơ sở hạ tầng, được Tổng thống Biden công bố vào cuối tháng 3 vừa qua.

Theo một báo cáo do SIA và Boston Consulting Group công bố, khoảng 75% công suất sản xuất chất bán dẫn toàn cầu tập trung ở Trung Quốc đại lục và các nơi khác ở Đông Á, khu vực vốn chịu nhiều tác động của địa chấn và căng thẳng địa chính trị.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Hãng tin Reuters hôm qua (12/11) dẫn lời các giám đốc điều hành cho biết, nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi các công ty trong nước đang “để mắt” đến việc hợp tác đầu tư, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động từ căng thẳng thương mại.

Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Return to top