Thế giới
Hội nghị Cấp cao Mỹ - ASEAN:

Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á

ClockChủ Nhật, 15/05/2022 16:31
TTH.VN - Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mới đây nhận xét, Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN cho thấy Mỹ coi trọng mối quan hệ đối tác giữa nước này với khối khu vực Đông Nam Á, nhất là trong thời điểm quan trọng khi nhiều vấn đề trên thế giới đang diễn ra như Nga - Ukraine, thế giới hậu đại dịch COVID-19 cũng như nhiều mối quan tâm khác trong khu vực.

Tổng thống Mỹ có kế hoạch cam kết 150 triệu USD cho ASEANNhiều kỳ vọng & cam kếtHoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-MỹMỹ sẽ triển khai nhiều chương trình thể hiện cam kết với Đông Nam ÁThủ tướng Campuchia Hun Sen nhận lời mời tham dự Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN

Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN diễn ra với nhiều cam kết. Ảnh minh họa: VTV.vn

“Giữa những điều này, việc Mỹ tập trung vào ASEAN và đưa các nhà lãnh đạo ASEAN đến đây, vun đắp và phát triển mối quan hệ đó hơn nữa đã cho thấy Mỹ coi trong quan hệ đối tác với ASEAN, với khu vực Đông Nam Á và nước này muốn gắn kết hơn nữa với chúng ta... Điều đó là tốt cho khu vực”, Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh.

Cũng theo vị lãnh đạo, quan điểm của Singapore từ lâu là Mỹ đóng vai trò quan trọng mang tính xây dựng, không thể thiếu trong khu vực. Không ai khác có thể thay thế Mỹ đóng vai trò đó và tuy cán cân khu vực đang dịch chuyển, song chúng tôi vẫn đáng giá cao việc Mỹ tiếp tục gắn bó với khu vực”.

Trong một tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh, các nước thành viên ASEAN và Mỹ cam kết thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Mỹ vào tháng 11.

Các nước cũng tái khẳng định cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Được biết, Thủ tướng Lý Hiển Long hoan nghênh việc nâng cấp Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Mỹ thành Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Cụ thể, Singapore mong muốn có được một mối Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện có ý nghĩa, thực chất và cùng có lợi, cho phép các nước, trong đó bao gồm cả Singapore tìm hiểu và hợp tác sâu hơn những lĩnh vực quan trọng như cơ sở hạ tầng và y tế công cộng, cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo.

Trong một thông tin có liên quan, tuyên bố chung cũng đề cập đến tình hình ở Myanmar, vấn đề mà các nước thành viên ASEAN và Mỹ vẫn bày tỏ nhiều quan tâm. Thúc giục Myanmar thực hiện Đồng thuận 5 điểm một cách kịp thời và đầy đủ, các nhà lãnh đạo cam kết ủng hộ các nỗ lực của ASEAN nhằm tạo điều kiện cho một giải pháp hòa bình.

Trong các cuộc thảo luận, Singapore đã bàn luận về hợp tác song phương với Mỹ và Mỹ cũng đưa ra một số ý tưởng mới. Về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, không chỉ là Mỹ - ASEAN, mà Mỹ với các nước trong khu vực và khá nhiều nước ASEAN cũng quan tâm đến vấn đề này.

Thủ tướng Lý Hiển Long nhận định, một số nước ASEAN đã và đang thể hiện sự quan tâm và sẽ tham gia vào việc khởi động khuôn khổ kinh tế này.

Thêm vào đó, Singapore hi vọng Mỹ sẽ tái tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau khi Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi hiệp định sau khi nhậm chức.

Trước sự thật này, Singapore vẫn hi vọng và Mỹ cũng biết rằng sự tham gia của nước này ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương không thể chỉ giới hạn trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. Nó cũng phải bao gồm cả hợp tác kinh tế và nhiều lĩnh vực khác như các vấn đề về môi trường.

Trong một diễn biến có liên quan, các nhà lãnh đạo ASEAN và Mỹ đã kêu gọi thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Các nhà lãnh đạo nhất trí, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện toàn bộ và hiệu quả DOC 2022; nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy một môi trường có lợi cho các cuộc đàm phán COC. Các nước hoàn nghênh những tiến bộ hơn nữa nhằm hướng tới việc sớm ký kết một COC hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

ASEAN và Mỹ công nhận những lợi ích có lợi từ việc có Biển Đông như một vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Lãnh đạo các nước khẳng định của các biện pháp thiết thực là cần thiết để có thể làm giảm căng thẳng.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top