Thế giới
HỘI NGHỊ CẤP CAO ĐẶC BIỆT MỸ - ASEAN:

Nhiều kỳ vọng & cam kết

ClockThứ Năm, 12/05/2022 15:40
TTH - Các chuyên gia nhận định, thông điệp chính của Hội nghị Cấp cao đặc biệt giữa Mỹ và ASEAN diễn ra trong tuần này sẽ là cam kết lâu dài của Mỹ đối với Đông Nam Á.

Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-MỹMỹ sẽ triển khai nhiều chương trình thể hiện cam kết với Đông Nam Á

Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN sẽ diễn ra tại Washington, D.C từ ngày 12 - 13/5. Ảnh minh họa: Kinhtedothi.vn

Sự kiện hội nghị cấp cao đặc biệt này kỷ niệm 45 năm quan hệ Mỹ - ASEAN, sẽ diễn ra tại Washington, D.C vào hai ngày 12 - 13/5, hơn 1 năm dưới thời chính quyền Mỹ Joe Biden. Ban đầu, hội nghị được lên lịch trình vào cuối tháng 3, song lại bị hoãn lại bởi nhiều lý do về lịch trình của các vị lãnh đạo.

Ông Bilahari Kausikan, Chủ tịch Viện Trung Đông, Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Ý nghĩa của Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN sắp tới là nó đã được tổ chức. Sự kiện này chính là thông điệp”.

Trong một ý kiến có liên quan, Chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á tại Viện Hòa bình Mỹ Brian Harding nhận định: “Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt này nhằm giúp bù đắp thời gian đã mất và thể hiện rõ ràng mối quan tâm của Mỹ với cam kết rằng, sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với ASEAN và các thành viên trong khu vực. Cuộc họp kéo dài 2 ngày này sẽ mang lại những cơ hội để làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế của Mỹ với ASEAN”. Một loạt các vấn đề quan trọng khác, từ đại dịch cho đến biến đổi khí hậu và nhiều mối quan tâm chung cũng sẽ được các lãnh đạo cùng nhau thảo luận để tìm ra phương pháp tốt nhất.

Về những vấn đề liên quan đến Mỹ và Trung Quốc, khối ASEAN cam kết giữ vững ý kiến trung lập, nỗ lực đạt được sự cân bằng giữa hai siêu cường.

ASEAN mong muốn gì từ Mỹ?

Đông Nam Á cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ thương mại với Mỹ, trong đó Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017, sau đó hiệp định đổi thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Được biết, Mỹ đã xây dựng và công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vốn được coi là chiến lược kinh tế của nước này đối với khu vực. Giới chức Mỹ báo hiệu rằng, khuôn khổ sẽ tập trung vào giải quyết các lĩnh vực như nền kinh tế kỹ thuật số và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng...

Có thể nói rằng, với khuôn khổ này, việc hỗ trợ cho một ASEAN gắn kết và kiên cường là một trong những phương tiện quan trọng để thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Bên cạnh bày tỏ ý kiến trung lập, không nghiêng về bất kỳ bên nào, các nước Đông Nam Á cũng tìm kiếm sự hỗ trợ của Washington đối với các thể chế đa phương, chẳng hạn như Hội nghị Cấp cao Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN, những yếu tố góp phần khi khối ASEAN đang tìm cách trở thành trung tâm của cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Thêm vào đó, khu vực cũng muốn Mỹ trở thành một đối tác kinh tế mạnh mẽ hơn và nhiều quốc gia thành viên cũng đang háo hức dự đoán về các chi tiết của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được đề xuất bởi chính quyền Mỹ. ASEAN cũng đang tìm cách hợp tác giải quyết những thách thức xuyên quốc gia, từ biến đổi khí hậu, đối phó và chuẩn bị đối phó với đại dịch đến tội phạm xuyên quốc gia. Sự ủng hộ của Mỹ đối với chủ nghĩa đa phương đã trao quyền cho khối và tăng cường khả năng phục hồi của khối khu vực.

Trong một diễn biến có liên quan, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã bắt đầu khởi hành đến Washington, D.C cho lịch trình tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN vào hai ngày 12 - 13/5, cũng như tham gia vào một số hoạt động khác.

Cụ thể, ngày 10/5, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Đệ nhất phu nhân Iriana Widodo đã khởi hành đến Mỹ. Các quan chức hàng đầu trong đoàn tùy tùng của tổng thống bao gồm Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Luhut Binsar Pandjaitan, Chánh Văn phòng Tổng thống Pratikno, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Muhammad Lutfi và Bộ trưởng Bộ Đầu tư Indonesia Bahlil Lahadalia.

Ngoài lịch trình tham dự hội nghị, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cùng các nhà lãnh đạo ASEAN khác cũng sẽ có cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Nhóm Công tác về Biến đổi khí hậu của Mỹ.

Trước thềm hội nghị, ông Joko Widodo hi vọng, là điều phối viên quan hệ đối tác ASEAN – Mỹ giai đoạn 2021 – 2024, Indonesia mong muốn hội nghị cấp cao đặc biệt lần này sẽ tạo ra những những kết quả tốt về nỗ lực hợp tác nhằm đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Cùng lúc, Thủ tướng Indonesia Lý Hiển Long cũng sẽ có chuyến đi đến Washington từ ngày 10 - 14/5 để tham dự hội nghị. Đi cùng ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vivian Balakrishnan, các quan chức của Văn phòng Thủ tướng (PMO)...

Cũng nhận được lời mời từ Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tối ngày 10/5 đã đáp chuyến bay đến Washington và được chào đón nồng nhiệt bởi nhiều người Mỹ gốc Campuchia, người Canada gốc Campuchia khi đến khách sạn Willard InterContinental Washington.

Với lịch trình gặp mặt người dân Mỹ gốc Campuchia tại đây, người dân nước này tại Mỹ chia sẻ rằng, họ rất vui bởi sự hiện diện của Thủ tướng Hun Sen tại Mỹ là niềm tự hào của quốc gia, đồng thời sẽ nâng cao hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước.

Chiều cùng ngày (10/5), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam lên đường đến Washington, D.C tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN theo lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

HẠNH NHI

(Tổng hợp từ Straistimes, usip.org, The Jakarta Post, CNA, Khmer Times và Sức khỏe & Đời sống)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Return to top